Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 có đề cập đến Biển Đông

11/09/2020 15:06

Ngày 9/9, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 đã ra Thông cáo chung, trong đó có nhiều thông tin đề cập đến các vấn đề trên biển và Biển Đông. Cụ thể:

3. Các Ngoại trưởng khẳng định lại cam kết chung về duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, và ổn định khu vực, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm tôn trọng các quá trình pháp lý và ngoại giao, không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực, tuân thủ các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

4. Các Ngoại trưởng khẳng định lại sự tin tưởng rằng chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa đa phương là những nguyên tắc và khuôn khổ quan trọng của việc hợp tác, và rằng thế mạnh và giá trị của chúng nằm ở tính bao trùm, bản chất dựa thượng tôn pháp luật, và tập trung vào cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau.

48. Các Ngoại trưởng ghi nhận việc Nghị quyết Đại Hội đồng Liên hợp quốc số A/RES/74/19 nhấn mạnh tính bao quát và thống nhất của UNCLOS 1982 ở phần Mở đầu, và tái khẳng định rằng Công ước tạo ra khuôn khổ pháp lý cho toàn bộ các hoạt động tại các vùng biển và đại dương, đóng vai trò nền tảng quan trọng chiến lược đối trong các hành động và hợp tác tại các quốc gia, trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu về lĩnh vực hàng hải. Các Ngoại trưởng hoan nghênh những diễn biến tích cực trong hợp tác hàng hải giữa các nước thành viên ASEAN, bao gồm cả các hợp tác thông qua các đối thoại mang tính xây dựng vẫn đang tiếp diễn về các vấn đề lợi ích chung và được quan tâm trong phạm vi Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), ADMM và ADMM+, AMMTC, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF) và Diễn đàn Hàng hải ASEAN Mở rộng (EAMF). Các Ngoại trưởng khuyến khích các nước thành viên ASEAN gia tăng hợp tác trong việc tăng cường an ninh hàng hải, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết các vấn đề tội phạm xuyên quốc gia trên biển, tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, bảo đảm phát triển biển bền vững, hỗ trợ nhân đạo với người và phương tiện gặp nạn trên biển, đấu tranh chống các hoạt động đánh bắt cá trái phép, không được báo cáo và không được quản lý, tăng cường liên kết hàng hải và thương mại, củng cố nghiên cứu khoa học biển, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, các Tiêu chuẩn và Khuyến cáo Thực hành (SARPs) của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, và các văn kiện, hiệp ước liên quan của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).

49. Các Ngoại trưởng hài lòng ghi nhận việc tổ chức thành công của Diễn đàn AMF lần thứ 9 và và Diễn đàn EAMF lần thứ 7 tại Đà Nẵng vào tháng 12/2019, và khẳng định lại vai trò của AMF và EAMF trong việc tăng cường hợp tác hàng hải tại khu vực thông qua đối thoại và tham vấn. Sau khi xem xét bản chất đa khía cạnh của hợp tác hàng hải, các Ngoại trưởng nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa ba Trụ cột Cộng đồng ASEAN để tránh các nỗ lực chồng lấn. Các Ngoại trưởng mong chờ lần gặp tiếp theo tại Diễn đàn AMF lần thứ 10 và EAMF lần thứ 8 vào tháng 12/2020 tại Việt Nam.

57. Các Ngoại trưởng bày tỏ sự hài lòng trước các nỗ lực thường xuyên để thiết lập Mạng lưới ASEAN về chống hoạt động đánh cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lỹ (AN-IUU) như một khuôn khổ hợp tác chia sẻ thông tin để phát triển nghề cá bền vững. Các Ngoại trưởng hoan nghênh việc hoàn thiện Khuôn khổ Hợp tác, các Điều khoản và Quy định của mạng lưới AN-IUU, và mong đợi sự đồng thuận bởi các Ngoại trưởng ASEAN về Nông nghiệp và Lâm nghiệp vào tháng 10/2020. Điều này sẽ nâng cao khả năng và năng lực của các nước thành viên ASEAN trong việc Theo dõi, Kiểm soát, và Tuần tra (MCS) trong cuộc chiến chống đánh bắt cá IUU. Các Ngoại trưởng hoan nghênh việc phát triển Lộ trình chống hoạt động đánh bắt cá IUU tại khu vực ASEAN trong giai đoạn 2020-2025 như một trong những mục tiêu kinh tế ưu tiên của Việt Nam trong năm 2020. Lộ trình này sẽ chỉ ra các vấn đề ưu tiên, kế hoạch hành động và việc thu xếp thực hiện cho các nước thành viên ASEAN trong việc chống hoạt động đánh bắt cá IUU.

74. Các Ngoại trưởng nhắc lại cam kết đối với Tuyên bố Bangkok về chống rác thải biển tại khu vực ASEAN và triển khai Khung Hành động ASEAN về chống rác thải biển, cùng với các chương trình khác thông qua việc phát triển một Kế hoạch Hành động ASEAN chống rác thải biển. Các Ngoại trưởng ghi nhận những sáng kiến hiện nay nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương và giúp ASEAN trong quá trình chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn.

92. Các Ngoại trưởng tái khẳng định mục tiêu và các nguyên tắc của Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP), cái sẽ đưa ra hướng dẫn cho ASEAN trong việc tham gia vào các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng mở hơn. Các Ngoại trưởng ghi nhận rằng các cơ chế do ASEAN dẫn dắt có thể làm các nền tảng hữu ích cho đối thoại và hợp tác để thực thi Tầm nhìn. Các Ngoại trưởng cũng ghi nhận rằng các cơ quan khu vực ASEAN, bao gồm cả trong trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN và trụ cột Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đã thảo luận để việc thực thi Tầm nhìn. Đối với việc này, các Ngoại trưởng mong muón các đối tác bên ngoài ủng hộ và hợp tác với ASEAN dựa trên các nguyên tắc ở trong Tầm nhìn, về bốn mảng chính đã được nêu ra là hợp tác hàng hải, tính liên kết, UN SDGs 2030, khía cạnh kinh tế và một vài khía cạnh có thể hợp tác khác, thông qua các dự án thực tiễn để tăng cường tin cậy lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau và các bên cùng có lợi thông qua các cơ chế cho ASEAN dẫn dắt, từ đó đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực.

94. Các Ngoại trưởng khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn, và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, và các lợi ích của việc Biển Đông trở thành một vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Các Ngoại trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện có hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố DOC năm 2002. Các Ngoại trưởng hoan nghênh việc cải thiện không ngừng hợp tác tác giữa ASEAN và Trung Quốc, và bày tỏ sự hài lòng trước các tiến triển của các đàm phán thực chất nhằm sớm đạt được một Bộ quy tắc COC thực chất và hiệu quả ở Biển Đông nhất quán với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 với lộ trình được đồng thuận. Các Ngoại trưởng bày tỏ sự cảm kích trước các nỗ lực để tiếp tục vòng đọc thứ hai của Dự thảo đàm phán duy nhất COC trong tinh hình đại dịch lây lân. Các Ngoại trưởng nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho việc đàm phán COC, và hoan nghênh các biện pháp thực tiễn nhằm giảm thiểu căng thẳng và nguy cơ xảy ra các tai nạn, hiểu nhầm, tính toán nhầm. Các Ngoại trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin và thực hiện các biện pháp phòng tránh để nâng cao sự tin tưởng, tin cậy giữa các bên; đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn pháp luật, trong đó có UNCLOS 1982.

95. Các Ngoại trưởng thảo luận về tình hình tại Biển Đông; một số Ngoại trưởng bày tỏ quan ngại về việc bồi đắp, các hành động và sự việc nghiệm trọng tại khu vực đã làm xói mòn sự tin tưởng, tin cậy, gia tăng căng thẳng, và làm suy yếu hòa bình, an ninh, và ổn định khu vực. Các Ngoại trưởng tái khẳng định sự cần thiết phải nâng cao sự tin tưởng, tin cậy lẫn nhau, thực hiện tự kiềm chế trong việc thực hiện các hành động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng hòa bình, ổn định, tránh các hành động có thể làm phức tạp hơn tình hình. Các Ngoại trưởng cũng khẳng định lại sự cần thiết phải giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Các Ngoại trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nước có yêu sách và các nước khác, bao gồm cả các nước được đề cập trong DOC, không quân sự hóa và sự tự kiềm chế trong việc thực hiện các hành động có thể gây phức tạp hơn tình hình và leo thang căng thẳng tại Biển Đông./.

Nguồn: asean.org
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev
Điều phối viên Chương trình toàn cầu về phòng chống tội phạm trên biển của Liên hợp quốc chào xã giao Cảnh sát biển Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Kazakhstan
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển Tomas Heidar
Tàu buồm 286 - Lê Quý Đôn lên đường đi thăm, giao lưu tại Trung Quốc và Philippines
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
UNCLOS góp phần củng cố ổn định của trật tự pháp lý trên biển
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên bang Nga thăm Đà Nẵng
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim