Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 16-22/11/2021

22/11/2021 17:26

1. Diễn đàn biển ASEAN (AMF) lần thứ 11 và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF) lần thứ 9 (16-17/11)

- Tại diễn đàn, các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 ở Biển Đông, coi đây là lợi ích chung; kêu gọi các bên tự kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982; ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, thúc đẩy đạt được COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982; ghi nhận năm 2022 là dấu mốc quan trọng đánh dấu kỷ niệm 40 năm UNCLOS và 20 năm DOC.[1]

2. Phát biểu của các nước, tổ chức trước thông tin tàu Hải cảnh Trung Quốc chặn và phun vòi rồng vào tàu tiếp tế của Philippines

- Ngày 18/11, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin, Jr. cho biết đã gửi thông điệp lên án và phản đối mạnh mẽ nhất đến Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Hoàng Khê Liên và Bộ Ngoại giao Trung Quốc; hành vi của tàu Hải cảnh Trung Quốc là vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến quan hệ Philippines - Trung Quốc và phải được chấm dứt.[2]

- Ngày 19/11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price khẳng định Mỹ đứng về phía đồng minh Philippines trước sự leo thang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định khu vực, xâm phạm quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, phá hoại trật tự quốc tế dựa trên luật lệ; nhấn mạnh Phán quyết Tòa Trọng tài 2016 mang tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Quốc và Philippines; khẳng định lại một cuộc tấn công vũ trang vào các tàu công vụ của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt các cam kết của Mỹ theo Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Philippines (MDT); lên án mọi hành động nhằm hiện thực hóa chủ quyền thái quá và phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ làm suy yếu hòa bình, an ninh khu vực.[3]

- Ngày 21/11, Người Phát ngôn Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ trước mọi hành động đơn phương gây nguy hại đến hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các bên tôn trọng tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; nhắc lại nội dung Phán quyết Tòa Trọng tài 2016; ủng hộ tiến trình đàm phán do ASEAN dẫn dắt hướng tới một COC hiệu quả, thực chất, mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, không phương hại đến lợi ích của bên thứ ba.[4]

3. Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN - Trung Quốc (22/11)

- Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các bên tăng cường đối thoại, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, hành xử có trách nhiệm để bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, nhất là ở Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC, tiếp tục thúc đẩy sớm đạt được COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc coi ASEAN là trọng tâm của chính sách ngoại giao láng giềng, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, mong muốn cùng ASEAN tăng cường hợp tác, xây dựng ngôi nhà chung Trung Quốc - ASEAN hòa bình, an toàn, tươi đẹp và hữu nghị.

- Các nước nhất trí cùng xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, giải quyết hòa bình các tranh chấp; cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC, thúc đẩy đàm phán COC hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.[5]

4. Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Ngày 18/11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu quan điểm của Việt Nam về một số động thái của các bên liên quan ở Biển Đông, bao gồm:[6]

- Đối với thông tin Đài Loan tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở khu vực biển gần đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa: khẳng định lại Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế; nhấn mạnh mọi hoạt động tuần tra và diễn tập quân sự của Đài Loan tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình Biển Đông; kiên quyết phản đối, yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động trái phép nêu trên và không tái diễn trong tương lai.

- Đối với thông tin Philippines cáo buộc Trung Quốc cản trở tàu tiếp tế của nước này ở Biển Đông: nêu rõ lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và vấn đề Biển Đông nói chung là rõ ràng và nhất quán; đề nghị các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 trong mọi hoạt động ở khu vực Biển Đông, không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển ở khu vực.

 

[1]Đài Tiếng nói Việt Nam (18/11)

[2]Bộ Ngoại giao Philippines (18/11)

[3]Bộ Ngoại giao Mỹ (19/11)

[4]EEAS (21/11)

[5]VnExpress (22/11)

[6]Thông tấn xã Việt Nam (18/11)

Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev
Điều phối viên Chương trình toàn cầu về phòng chống tội phạm trên biển của Liên hợp quốc chào xã giao Cảnh sát biển Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Kazakhstan
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển Tomas Heidar
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
UNCLOS góp phần củng cố ổn định của trật tự pháp lý trên biển
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên bang Nga thăm Đà Nẵng
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim