Đường biên giới kỳ lạ giữa Phần Lan và Thụy Điển

10/09/2021 16:24

Đường biên giới giữa Phần Lan và Thụy Điển là một trong những đường phân tách lạ lùng nhất thế giới khi cứ 25 năm được khảo sát một lần để thay đổi.

Nằm ở trong đoạn nối từ vịnh Bothnia đến biển Balti giữa Thụy Điển và Phần Lan, đảo Märket vốn là hòn đảo biển nhỏ nhất thế giới được chia sẻ giữa hai quốc gia Phần Lan và Thụy Điển. Dù chỉ rộng chưa tới 100 m nhưng đường biên giới trên đảo uốn lượn thành hình chữ S dài hơn 1 km để phân cách hai đất nước này.

Được biết, đảo Märket được hình thành từ thế kỷ XVI do mực nước biển thay đổi. Do nằm ở vị trí trung tâm hành lang hẹp lại thấp nên nơi này trở thành địa điểm rất nguy hiểm nếu neo đậu tàu thuyền. Vào năm 1873 đã ghi nhận liên tiếp 8 chiếc tàu bị chìm khi cố hoạt động tại khu vực xung quanh đảo.

Để ngăn chặn điều này, Nga hoàng Alexander III (thời điểm Đế quốc Nga trị vì Phần Lan thời đó) đã cho xây dựng một ngọn hải đăng trên đảo, qua đó giúp cảnh báo tàu thuyền không đâm vào những bãi đá ngầm nguy hiểm.

Ngọn hải đăng do kiến trúc sư trẻ tuổi người Phần Lan có tên George Schreck thiết kế và xây dựng. Từ những năm 1970, công trình hoạt động bằng hệ thống điện tự động. Những người gác đèn được chuyển đi nơi khác và nó còn hoạt động tới ngày nay.

Nhưng "éo le" ở chỗ, công trình này lại được dựng lên ở phía Thụy Điển của hòn đảo. Nguyên nhân do thời điểm thi công chưa hề có bản đồ chính xác về sự tồn tại của đảo Märket. Chính điều này đã dẫn tới những câu chuyện thú vị sau này.

 

Ngọn hải đăng trên đảo Märket. (Nguồn: Wikipedia)

Suốt gần 100 năm trôi qua kể từ ngày xây dựng, ngọn hải đăng vẫn hiên ngang trên đảo mà không có sự can thiệp bởi chính quyền hai nước. Tới tận năm 1981, khi một nhóm các nhà điều tra đến từ Thụy Điển và Phần Lan tiến hành cuộc khảo sát mới bắt đầu điều chỉnh lại đường biên giới.

Đó là đường biên hình chữ S ngược nằm ngoằn nghoèo nhưng đưa ngọn hải đăng quay lại lãnh thổ Phần Lan như nó vốn thuộc về, nhưng lại cho phép người Thụy Điển giữ lại phần đất của quốc gia mình.

Chính sự "bẻ cong" này đã khiến đường biên giới nằm uốn lượn độc đáo. Sự điều chỉnh này được đánh giá không làm thay đổi đường bờ biển nên không ảnh hưởng tới chủ quyền đánh bắt hải sản ở mỗi quốc gia.

Ngoài ra, đường biên được đánh dấu bằng một loạt 10 lỗ khoan vào đá do bất cứ biên giới nào trên mặt đất đều có thể bị những cơn bão dữ dội hay sóng biển thổi bay. Thật vậy, thời tiết và sóng biển ở đảo Märket quá mạnh nên hình dáng đảo đôi lúc bị thay đổi đáng kể.

 

Đường biên giới trên đảo phân tách hai nước có hình chữ S ngược. (Nguồn: Amusingplanet)

Nhằm khắc phục điều này, cứ 25 năm một lần, chuyên gia đến từ hai nước lại tiến hành một cuộc khảo sát chung trên đảo để thực hiện những thay đổi biên giới sao cho phù hợp khi cần thiết.

Đảo Märket có diện tích khiêm tốn chỉ khoảng 0,03 km2. Đây là nơi đóng vai trò phân cách hai quốc gia từ năm 1809 khi Thụy Điển và Nga - quốc gia cai trị Phần Lan thời điểm đó ký thỏa thuận hiệp ước Fredrikshamn để xác định biên giới của nhau. Khi được thiết lập, đường biên giới này lại chạy ngay qua lãnh thổ trên đảo.

Hòn đảo này do nằm ở giữa hành lang Understen - Märket rộng 11 km và dài 27 km nên đóng vai trò như dấu mốc giúp ích cho người đi biển. Chính vì điều này, nó được đặt tên gọi như hiện tại (có ý nghĩa "điểm đánh dấu" trong tiếng Thụy Điển) hoặc "The Mark"./.

Nguồn: baoquocte.vn
Cùng chuyên mục
Bộ Ngoại giao ban hành các Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Ủy ban Biên giới quốc gia
Bộ Ngoại giao ban hành các Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Ủy ban Biên giới quốc gia

Ngày 13/6/2024, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu...

Sửa đổi, bổ sung quy định về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp IUU
Sửa đổi, bổ sung quy định về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp IUU

Ngày 04/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày...

Quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh...

Các hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo
Các hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo

Các hành vi vẽ, viết thêm, tẩy xoá chữ trên các biển báo "khu vực biên giới", "vành đai biên giới", "vùng cấm", "khu vực...

Theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983, khu vực biên giới là gì
Theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983, khu vực biên giới là gì

Theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983, khu vực biên giới là gì

Mốc đơn được quy định như thế nàotrong Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?
Mốc đơn được quy định như thế nàotrong Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc đơn được quy định như thế nàotrong Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Giấy thông hành biên giới được ghi bằng những ngôn ngữ nào, theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983?
Giấy thông hành biên giới được ghi bằng những ngôn ngữ nào, theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983?

Giấy thông hành biên giới được ghi bằng những ngôn ngữ nào, theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký...

Mốc chính biên giới loại C được cắm ở đâu, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?
Mốc chính biên giới loại C được cắm ở đâu, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc chính biên giới loại C được cắm ở đâu, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc biên giới gồm bao nhiêu loại, là những loại nào, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?
Mốc biên giới gồm bao nhiêu loại, là những loại nào, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Mốc biên giới gồm bao nhiêu loại, là những loại nào, theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019?

Việc xuất, nhập đối với hàng hóa được thực hiện như thế nào, theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016?
Việc xuất, nhập đối với hàng hóa được thực hiện như thế nào, theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016?

Việc xuất, nhập đối với hàng hóa được thực hiện như thế nào, theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa...

Ủy ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được thành lập trên cở sở điều ước quốc tế nào?
Ủy ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được thành lập trên cở sở điều ước quốc tế nào?

Ủy ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được thành lập trên cở sở...

Theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019, ngoài các cột mốc phụ nằm trên lãnh thổ Việt Nam, phía Việt Nam còn xây dựng những cột mốc loại nào?
Theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019, ngoài các cột mốc phụ nằm trên lãnh thổ Việt Nam, phía Việt Nam còn xây dựng những cột mốc loại nào?

Theo Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia ký năm 2019, ngoài các cột mốc phụ nằm trên lãnh thổ Việt Nam, phía Việt...

Tin đọc nhiều
Giao lưu sĩ quan trẻ Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ tư sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tại Trung Quốc
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Tuần tra song phương Quảng Bình-Khăm Muồn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam đã mang đến thành phố cảng Đại Liên nhiều thông điệp quan trọng
Bến Tre tăng cường các giải pháp chống khai thác IUU
Tổ chức kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng Phúc Sơn, Nghệ An với Đại đội 257, Bolikhamsai, Lào
Rộn ràng Liên hoan du lịch biển Nha Trang
Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển trên tất cả các lĩnh vực
Chung tay triển khai chương trình “Ánh sáng đường biên”
Quyết tâm cao gỡ cảnh báo
Bến Tre tập trung cao độ chống khai thác IUU
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo
Bình Thuận tiếp tục triển khai quyết liệt giải pháp phòng chống khai thác IUU
Từ ngày 1/8: Xét xử nghiêm các vụ đánh bắt thủy sản bất hợp pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Thượng viện Indonesia
Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 39
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Phiên họp thứ 10 Nhóm Công tác liên hợp giữa 4 tỉnh biên giới (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Góp phần bảo đảm an toàn tuyệt đối vùng biển Đông Nam của Tổ quốc
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba
Tập trung rà soát, xử lý nghiêm các tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình
Vùng 1 Hải quân thông tin tình hình biển, đảo tại Nghệ An
  Trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên công tác tại Trường Sa
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Việt Nam ủng hộ cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Ninh Bình và Hà Tĩnh
Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông