04/11/2020 13:59
Đối ngoại hải quân (ĐNHQ) là một bộ phận quan trọng của đối ngoại quốc phòng. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, công tác ĐNHQ ngày càng rộng mở và đi vào chiều sâu, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định.
Quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, những năm qua, Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam đã tích cực tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng nhiều nội dung, giải pháp triển khai hiệu quả công tác ĐNHQ; đề ra lộ trình và bước đi phù hợp; chủ động hội nhập từ thấp đến cao, cả chiều rộng và chiều sâu. Đến nay, HQND Việt Nam đã thiết lập và duy trì quan hệ song phương với hải quân gần 50 nước, bao gồm cả các cường quốc hải quân thế giới, đồng thời tham gia vào nhiều diễn đàn hải quân đa phương quốc tế.
Trên bình diện song phương, hằng năm, HQND Việt Nam tổ chức đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của nhà nước, quân đội và hải quân nước ngoài đến thăm và làm việc, bảo đảm trọng thị, hữu nghị, chu đáo, an toàn, tạo thiện cảm và ấn tượng tốt đẹp. HQND Việt Nam cũng đã cử nhiều đoàn cán bộ và tàu đi thăm, giao lưu, tham dự diễn tập, duyệt binh, hội nghị, hội thảo, triển lãm quốc phòng quốc tế. Với tổng số gần 2.400 đoàn vào, ra từ năm 2015 đến nay, các chuyến thăm, giao lưu đã góp phần củng cố thêm lòng tin, tạo nhận thức chung, là tiền đề thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và các nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất.
Tàu 012 Lý Thái Tổ của Hải quân nhân dân Việt Nam tham gia Diễn tập đa phương hải quân ASEAN tại Thái Lan năm 2017 (AMNEX1-2017).
Bên cạnh đó, hoạt động thăm tàu cũng là một trong những dấu ấn nổi bật của ĐNHQ thời gian qua. Số lượng, tần suất đoàn tàu hải quân các nước đến thăm nước ta tăng dần. Từ năm 2015 đến nay, HQND Việt Nam đã đón 82 đoàn tàu nước ngoài và cử 21 đoàn tàu đi thăm hữu nghị các nước, trong đó có chuyến đi vượt ra ngoài Biển Đông, qua đường xích đạo, với hải trình hơn 7.000 hải lý. Hoạt động thăm tàu không chỉ góp phần tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau mà còn giúp cán bộ, chiến sĩ HQND Việt Nam học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế...
HQND Việt Nam đã và đang duy trì hiệu quả hoạt động tuần tra chung với Hải quân Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia; thiết lập và duy trì cơ chế tham vấn song phương với Hải quân Nga, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore và Brunei. Qua đó đã tạo ra kênh trao đổi, thảo luận, đề xuất giải pháp, thống nhất nội dung hợp tác vì sự phát triển của hải quân mỗi nước, đồng thời phối hợp giải quyết các vấn đề về an ninh, an toàn hàng hải, duy trì hòa bình, ổn định trên biển.
Trên bình diện đa phương, HQND Việt Nam tham gia và là thành viên tích cực, trách nhiệm của nhiều cơ chế hợp tác hải quân đa quốc gia, trong đó có hai cơ chế chính là Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN (ANCM) và Hội thảo Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS). HQND Việt Nam có nhiều đóng góp được các nước thành viên đánh giá cao, nổi bật là việc chính thức hóa và thường niên hóa Giao lưu Hải quân các nước ASEAN (ANI) thành Hội nghị ANCM, bắt đầu từ ANCM 5 được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2011.
Tại ANCM 5, với vai trò chủ nhà, HQND Việt Nam đưa ra chủ đề “Hợp tác Hải quân các nước ASEAN vì hòa bình và an ninh biển” cùng 3 sáng kiến nhận được sự đồng thuận cao, gồm: Thiết lập đường dây nóng, Thủ tục chào nhau trên biển giữa tàu và máy bay các nước ASEAN (Hello ASEAN) và Giao lưu sĩ quan trẻ Hải quân ASEAN (ANYOI). Các sáng kiến này nhanh chóng đi vào thực tiễn và chủ đề của ANCM 5 cũng trở thành vấn đề trung tâm, xuyên suốt, được thảo luận trong các kỳ ANCM tiếp theo, đóng góp quan trọng vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
HQND Việt Nam là thành viên chính thức của WPNS từ năm 1994-một diễn đàn uy tín về hợp tác an ninh biển của hải quân các nước trên thế giới. Qua 16 cuộc hội thảo cấp cao, HQND Việt Nam tham gia tích cực vào các đề xuất duy trì hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và châu Á-Thái Bình Dương. Tiêu biểu là tham gia thông qua Bộ Quy tắc cho các cuộc gặp bất ngờ trên biển (CUES). Hiện nay, CUES là tài liệu tham chiếu chính cho các hoạt động huấn luyện, diễn tập... của hải quân các nước thành viên WPNS.
Ngoài hai cơ chế nói trên, HQND Việt Nam còn tham gia vào nhiều hoạt động đa phương khác như: Diễn tập đa phương Hải quân ASEAN (AMNEX); Diễn tập hàng hải ASEAN-Trung Quốc (ACMEX), ASEAN-Hoa Kỳ (AUMX); Diễn tập hải quân đa phương KOMODO; Diễn tập trong khuôn khổ Nhóm chuyên gia an ninh hàng hải của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+); tham gia Trung tâm chia sẻ thông tin an ninh hàng hải (IFC) của Hải quân Singapore; cử tàu dự Duyệt binh hàng hải quốc tế (IMR) tại Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Có thể nói, ĐNHQ ngày càng rộng mở, đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất, cả trên bình diện song phương và đa phương, đã góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi để HQND Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế; cùng hải quân các nước duy trì hòa bình, ổn định trên biển; tăng cường hợp tác, hiện đại hóa lực lượng, trang bị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thời gian tới, HQND Việt Nam tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 806-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Chủ động nắm, dự báo tình hình, sự điều chỉnh chiến lược, sách lược biển và hải quân của các nước để tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác ĐNHQ. ĐNHQ phải trở thành công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển đất nước./.
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05