09/11/2020 13:50
Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: "Xây dựng QĐND, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; vững mạnh về chính trị, có chất lượng tổng hợp và có sức mạnh chiến đấu cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống". Đây là một định hướng lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng QĐND vững mạnh, tiếp tục thực hiện tốt 3 chức năng trong tình hình mới.
Sau gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nền kinh tế liên tục đạt được mức tăng trưởng cao, đưa Việt Nam vào nhóm nước có thu nhập trung bình của thế giới; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố; uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Về quốc phòng, an ninh, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta. Tình hình Biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường; cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta còn cam go, phức tạp, lâu dài, đặt ra những yêu cầu mới đối với quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp; nước ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới với cả thời cơ và thách thức đan xen; sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đứng trước nhiều cơ hội, song cũng phải giải quyết nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, hiện đại hóa quân đội trở thành một vấn đề mang tính chiến lược, cấp thiết, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Do đó, đề nghị văn kiện nên điều chỉnh thành: "Xây dựng QĐND, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, có chất lượng tổng hợp và có sức mạnh chiến đấu cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống".
Viết như vậy vừa thể hiện được định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước đối với xây dựng lực lượng vũ trang, trong đó có QĐND, vừa đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cũng như nguyện vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là xây dựng lòng trung thành vô hạn của quân đội với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội; củng cố và giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội; tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa quân đội với nhân dân trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân; củng cố đoàn kết nội bộ giữa cán bộ với chiến sĩ, cấp trên với cấp dưới, nâng cao chất lượng chính trị của quân đội. Củng cố vững chắc sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội; chú trọng đổi mới và hoàn thiện cơ chế, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, quán triệt sâu sắc và vận dụng đúng đắn Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 513 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) trong xây dựng QĐND cách mạng, vững mạnh về chính trị.
Xây dựng QĐND hiện đại, có tổ chức, biên chế tinh, gọn, mạnh, linh hoạt, cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, phù hợp với nghệ thuật tác chiến và vũ khí, trang bị; đồng bộ, phù hợp giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ, lực lượng thường trực với lực lượng dự bị động viên, lực lượng chiến đấu với bảo đảm chiến đấu, lục quân với các quân chủng, binh chủng. Tập trung ưu tiên lực lượng làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, biển, đảo, thềm lục địa trong từng hình thái chiến tranh và loại hình tác chiến chiến lược; sẵn sàng phát triển mở rộng lực lượng đáp ứng yêu cầu của chiến tranh.
Quân đội sẽ tiếp tục được trang bị vũ khí trang bị hiện đại, bảo đảm tính đồng bộ, khả năng cơ động cao; nâng cao khả năng thích ứng, đa năng trong nhiệm vụ của từng đơn vị và từng lực lượng; đáp ứng yêu cầu chỉ huy, điều hành tác chiến liên hợp trong chiến tranh hiện đại. Đầu tư mua sắm, sản xuất, chế tạo vũ khí trang bị từng bước hiện đại hóa lực lượng các binh chủng, ngành; nâng cao khả năng tự động hóa chỉ huy, khả năng cơ động, tác chiến ngày-đêm và tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Tiếp tục bổ sung vũ khí trang bị tiên tiến, hiện đại để đồng bộ cho các đơn vị, bổ sung một số chủng loại vũ khí trang bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Xây dựng QĐND hiện đại cũng đòi hỏi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa quyết định, bảo đảm cho quân đội hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao phải được phát triển mạnh tương ứng với các bước hiện đại hóa về vũ khí trang bị, yêu cầu hiện đại hóa các quân chủng, binh chủng, lực lượng của quân đội.
Cần tập trung phát triển số lượng đội ngũ cán bộ khoa học quân sự; đội ngũ những chuyên gia đầu ngành, lực lượng giảng viên trong hệ thống nhà trường, cán bộ các viện nghiên cứu của quân đội. Phát triển đội ngũ cán bộ chỉ huy, chính trị, tham mưu các cấp có chất lượng cao, đủ về số lượng theo đúng yêu cầu tổ chức, biên chế; gia tăng đội ngũ cán bộ hậu cần, kỹ thuật đủ sức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; chú trọng đội ngũ chuyên gia, đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao ở các đơn vị kỹ thuật./.
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05