Lào Cai với hành trình phát triển kinh tế cửa khẩu

28/09/2021 18:03

Cùng đồng hành với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai sau 30 tái lập tỉnh, Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Lào Cai đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế vùng Tây Bắc.

Công tác xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật các cửa khẩu tỉnh Lào Cai được quan tâm đầu tư, hoàn thiện qua các năm. (Ảnh: HM)

Xây dựng vùng kinh tế động lực chủ đạo

Mô hình phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai được quy hoạch và xây dựng theo Quyết định số 100/1998/QĐ-TTg ngày 26/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai. Trên thực tế, Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai thực sự đi vào hoạt động từ năm 2001 và đến nay Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được quy hoạch, xây dựng điều chỉnh theo Quyết định 1627/QĐ-TTg ngày 23/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu, tính chất: Xây dựng Khu KTCK Lào Cai thành vùng kinh tế động lực chủ đạo của tỉnh Lào Cai. Là khu KTCK đa ngành, điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Lào Cai và các tỉnh vùng trung du miền núi Bắc bộ; là một trong những trung tâm giao thương của khu vực ASEAN và vùng Tây Nam -Trung Quốc... Với những cơ chế, chính sách ưu đãi áp dụng cho khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian qua đã tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai.

So với các địa phương khác trong cả nước, Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có nhiều lợi thế đặc biệt, là địa phương có cửa khẩu duy nhất ở phía Bắc Việt Nam nằm trong lòng một thành phố trực thuộc tỉnh, nên có cả hệ thống dịch vụ của một thành phố phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế - thương mại, xuất nhập khẩu. Hơn nữa, với cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là cửa ngõ quan trọng, là điểm trung chuyển hàng hoá dịch với hành trình ngắn nhất nối Việt Nam và các nước trong khu vực qua cảng biển tới các tỉnh miền Tây Nam - Trung Quốc và các nước ASEAN thông qua tuyến đường cao tốc Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam). Đây cũng là một trong những vùng đệm quan trọng nhất của Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đã được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2010.

Sớm xác định lợi thế của Khu KTCK trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, Lào Cai luôn đặt mục tiêu "Khai thác tốt nhất những lợi thế về cửa khẩu, đưa kinh tế cửa khẩu thực sự là mũi nhọn, là động lực để phát triển kinh tế địa phương". Song trên thực tế, được Thủ tướng Chính phủ cho phép; Lào Cai đã tranh thủ thời cơ, phát huy địa lợi nên địa phương đã xây dựng "Ðề án phát triển kinh tế cửa khẩu" qua các giai đoạn 2001-2020; trọng tâm là phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng; áp dụng cơ chế quản lý vận hành khoa học, tiên tiến; chính sách thu hút đầu tư và cung cấp các dịch vụ công hiệu quả.

Với “cú hích” đầu tiên là Lào Cai đã thực hiện quy hoạch và di chuyển trung tâm hành chính tỉnh lỵ về đô thị mới ngoài khu KTCK, tạo quỹ đất, cơ chế cho phát triển thương mại, dịch vụ trong khu kinh tế cửa khẩu. Từ diện tích ban đầu được phê duyệt (theo Quyết định 100/1998/QĐ-TTg) 6.513,8 ha, đến nay Khu KTCK Lào Cai có tổng diện tích trên 15.929,8 ha. Theo đó, Khu KTCK của tỉnh trải dài trên các huyện: Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai và thành phố Lào Cai.

Hiện nay, tỉnh Lào Cai đang tiếp tục tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng với diện tích khoảng 1.400 ha. Đây là khu “hạt nhân” của khu KTCK với 5 chức năng, gồm: Khu cửa khẩu quốc tế Kim Thành; Khu dịch vụ hậu cần Logistic; Khu phức hợp vui chơi giải trí và sân gofl huyện Bát Xát; khu gia công sản xuất, xuất nhập khẩu Bản Qua và Khu cửa khẩu Bản Vược.

Công tác xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật các cửa khẩu tỉnh Lào Cai được quan tâm đầu tư, hoàn thiện qua các năm. Theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, giai đoạn 2001-2020, tỉnh đã lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên 2.600 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng tại khu KTCK. Việc tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, phục vụ tốt hơn nhu cầu hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lào Cai, trở thành động lực chủ yếu cho phát triển KTCK.

Những năm gần đây, Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều biện pháp, chính sách nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác kinh tế, thương mại thông qua việc mở cửa biên giới. Hoạt động thương mại của các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thông qua các cửa khẩu đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả hai nước. Đặc biệt, hàng năm hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam thường xuyên cử các đoàn đại biểu cấp tỉnh sang thăm và hội đàm bàn hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội và xây dựng biên giới hòa bình, ổn định. Quan hệ hợp tác thân thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa chính quyền hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam là điều kiện, là môi trường thuận lợi nhất để các doanh nghiệp hai bên tích cực xúc tiến đầu tư và hợp tác kinh doanh.

Những dấu ấn quan trọng

Với tiềm năng và lợi thế của mình và cùng với sự điều hành năng động của lãnh đạo tỉnh; cùng với việc triển khai áp dụng các chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với các khu KTCK nói chung và Khu KTCK Lào Cai nói riêng, đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai với tốc độ phát triển cao. Bởi vậy, từ khi Khu KTCK Lào Cai thành lập và đi vào hoạt động với việc áp dụng thí điểm các chính sách ưu đãi từ năm 2001 đến nay, trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Khu KTCK Lào Cai ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong vị thế “cầu nối” của Lào Cai trên tuyến hành lang kinh tế động lực, cửa ngõ thông thương của các tỉnh miền Bắc Việt Nam với vùng Tây Nam của Trung Quốc. Nhìn lại giai đoạn 2001 – 2020, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu tăng bình quân trên 15%/năm. Năm 2001, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai chỉ đứng ở con số khiêm tốn 210 triệu USD, đến năm 2011, Lào Cai đã trở thành cửa khẩu “Tỷ đô” (đạt trên 1,66 tỷ USD), tăng gấp 7,9 lần so với năm 2001; đến năm 2020 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, song hoạt động xuất nhập khẩu nơi đây vẫn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp, nhờ đó tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai vẫn đạt kết quả ấn tượng với con số 3,23 tỷ USD, tăng gấp 15,38 lần so với năm đầu tiên đi vào hoạt động, qua đó, cho thấy sự phát triển vượt bậc của hoạt động thương mại trên tuyến biên giới Việt – Trung.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất, nhập cảnh nơi đây ngày càng sôi động, giai đoạn 2001-2020 hàng năm gần 1,5 triệu lượt người tham gia hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, góp phần quan trọng cho hoạt động du lịch của địa phương. Hoạt động đối ngoại và thu hút đầu tư cũng đạt kết quả rất khả quan. Tính đến hết năm 2020, trong khu kinh tế cửa khẩu đã có 240 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 16 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có những dự án lớn như Nhà máy Luyện đồng Bản Qua công suất 20 nghìn tấn/năm với tổng vốn đầu tư 3,9 nghìn tỷ đồng; các dự án Logistics, kho bãi hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế tổng vốn đầu tư 320 tỷ đồng... Hiện nay, thường xuyên có gần 600 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, qua đó góp phần đẩy mạnh phát triển giao lưu kinh tế qua biên giới và tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng biên cương.

Kết quả tổng hợp và quan trọng nhất là số thu ngân sách trên địa bàn khu KTCK. Giai đoạn 2001- 2010, đạt bình quân trên 350 tỷ đồng/năm. Từ một tỉnh nghèo, song nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khu KTCK đã góp phần cho Lào Cai vươn lên gia nhập “câu lạc bộ” các tỉnh có số thu ngân sách qua cửa khẩu trên 1.000 tỷ đồng/năm vào năm 2011 (đạt 1.266 tỷ đồng). Giai đoạn từ 2011-20120, thu ngân sách qua cửa khẩu đạt trên 1.900 tỷ đồng/năm; tổng thu nộp ngân sách qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh chiếm gần 30% thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Nguyễn Ngọc Khải, Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, những năm vừa qua Khu KTCK Lào Cai đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Trung ương và tỉnh, nên ngày càng phát triển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm và bước đi thích hợp. Đến nay, Khu KTCK Lào Cai trở thành "hạt nhân kinh tế" của vùng Tây Bắc. Để phát triển Khu KTKC Lào Cai theo quy hoạch chung xây dựng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu chung là phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu của tỉnh là vùng kinh tế động lực chủ đạo của địa phương và là 1 trong 8 khu KTCK trọng điểm của quốc gia. Bởi vậy, hoạt động của Khu KTCK Lào Cai không đơn thuần là một cực phát triển của vùng mà còn là trung tâm giao thương giữa các nước ASEAN và vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc. Với địa thế phát triển riêng của mình, tỉnh Lào Cai đã và đang tiếp tục ưu tiên phát triển Khu KTCK theo hướng đề cao thương mại, dịch vụ (phát triển hệ thống logistic, khu vực kho cảng cạn, bến bãi tập kết hàng hóa), đầu tư xây dựng đô thị - công nghiệp tập trung (các cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí, các khu chức năng khác và hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam….; sẽ là những động lực mới để trong thời gian tới Khu KTCK Lào Cai sẽ có những bước bứt phá ngoạn mục với vai trò khu kinh tế động lực chủ đạo, đầu tàu kinh tế của vùng Tây Bắc./.

Nguồn: dangcongsan.vn
Cùng chuyên mục
Triển lãm di sản văn hóa biển, đảo
Triển lãm di sản văn hóa biển, đảo

Chiều 23/4, tại Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, huyện Lý Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Phát triển Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển, đảo hấp dẫn
Phát triển Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển, đảo hấp dẫn

Trải qua hàng triệu năm hoạt động kiến tạo địa chất tự nhiên, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ngày nay sở hữu nhiều...

Tăng cường hợp tác chống khai thác IUU hiệu quả
Tăng cường hợp tác chống khai thác IUU hiệu quả

Ngày 23/4, tại Đà Nẵng, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp...

Chung sức gỡ thẻ vàng EC
Chung sức gỡ thẻ vàng EC

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lình Huỳnh (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) chủ động phối hợp các lực lượng, chính quyền, đoàn...

Vì một Côn Đảo xanh, bền vững
Vì một Côn Đảo xanh, bền vững

Phát triển du lịch Côn Đảo theo hướng tăng trưởng xanh, hài hòa bảo vệ môi trường bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu....

Lao Bảo, một thời sôi động
Lao Bảo, một thời sôi động

Vào những năm 1990 trở về sau này, giữa bộn bề công việc hệ trọng cần sắp đặt, triển khai gấp rút và vận hành...

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá...

Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối
Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối

Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt sau thời gian dài không có mưa trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc,...

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới
Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới là một trong những nhiệm vụ được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024

Kết thúc Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Australia tại Melbourne, Australia, sau 03 ngày làm việc, ngày 06/3, lãnh đạo các nước...

Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới
Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới

Tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp biên giới - lãnh thổ, luôn là mầm mống gây ra các cuộc xung đột, thậm...

Tết nơi đảo xa
Tết nơi đảo xa

Không khí tết ngày càng ấm áp, người dân khắp nơi đang hoàn tất những công việc cuối cùng trong năm để về sum họp...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024

Ngày 12/01, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024

Ngày 06/01/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphando trao đổi về các vấn...

Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30 tháng 12 năm 2023 các Ngoại trưởng Asean đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Thắp lên tình yêu biên cương Tổ quốc
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh giao lưu-hợp tác với thành phố Bách Sắc của Trung Quốc
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông