Nghị quyết 36-NQ/TƯ: Hiện thực hóa “Khát vọng Việt Nam”

27/06/2022 17:39

Việc tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 36-NQ/TƯ sẽ tạo nền tảng để xây dựng, phát triển đất nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, góp phần đạt được “Khát vọng Việt Nam” đến 2045 - Quốc gia hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đó là khẳng định của PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng khi trao đổi với phóng viên về phát triển kinh tế biển xanh nhằm hiện thực hóa Nghị quyết 36-NQ/TƯ về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phóng viên (PV): Là chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về phát triển kinh tế biển, ông có thể cho biết thế nào là nền kinh tế biển xanh và Nghị quyết 36-NQ/TƯ có vai trò như thế nào trong việc đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về biển, giàu về biển?

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi: Khái niệm kinh tế xanh lam (Blue economy) không chỉ sử dụng cho kinh tế biển, mà còn cho cả kinh tế các thủy vực nước ngọt trên đất liền, như: sông, suối, hồ, hồ chứa, ao, đầm,... Vì thế, thuật ngữ “kinh tế biển xanh” (Blue marine economy) chính là để phân biệt và nhấn mạnh đến việc ưu tiên phát triển kinh tế gắn với bảo toàn nguồn vốn tự nhiên biển. Phát triển kinh tế biển xanh là một mô thức mới nổi trong phát triển kinh tế biển, tập trung chủ yếu vào thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững các ngành kinh tế biển; ngăn ngừa suy thoái môi trường, giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu, sự kiệt quệ tài nguyên và hủy hoại sinh thái. Nên, đơn giản nhất kinh tế biển xanh được xem là nền tảng để phát triển bền vững kinh tế biển, lấy tài nguyên-môi trường biển làm “chất xúc tác”.

 

Nước ta có lợi thế vượt trội về biển với nhiều giá trị tầm cỡ quốc gia và toàn cầu. Ảnh: TL.

Nhận thức rõ vai trò của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông, tháng 10 năm 2018 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TƯ về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết 36 đồng nghĩa với việc Đảng và Nhà nước gửi đi một thông điệp về phát triển bền vững biển, đảo, phù hợp với bối cảnh yêu sách chủ quyền phức tạp, khó lường và lâu dài ở Biển Đông. Phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững sẽ hỗ trợ nguồn lực cho bảo vệ vững chắc chủ quyền và là điều kiện tiên quyết để thực hiện “Chủ quyền dân sự” của Việt Nam ở những vùng biển nước ta tuyên bố có quyền và lợi ích, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Cho nên, tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 36 sẽ tạo nền tảng để xây dựng, phát triển đất nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, góp phần đạt được “Khát vọng Việt Nam” đến 2045 - Quốc gia hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.  

PV: Kinh tế biển có vai trò và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác quá mức tài nguyên biển đã gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, hệ sinh thái biển. Ông có thể cho biết thực trạng vấn đề này và giải pháp khắc phục?

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi: Nước ta có lợi thế vượt trội về biển với nhiều giá trị tầm cỡ quốc gia và toàn cầu, một số đạt giá trị ngoại hạng toàn cầu, được các tổ chức quốc tế vinh danh. Đó là tiền đề để Việt Nam phát triển một nền kinh tế biển mạnh và bền vững. Nghị quyết 36 đã chỉ ra cách làm sao cho “có của ăn, của để”, đóng góp thực chất vào bảo đảm môi trường hòa bình ở Biển Đông và cải thiện sinh kế của người dân ven biển, trên đảo, tạo động lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, tài nguyên biển đã và đang bị khai thác quá mức, bị bòn rút và môi trường biển bị đầu độc,... đã gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển. Các vấn đề bức xúc này nếu chậm được khắc phục chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển đất nước theo tinh thần Nghị quyết 36.

Các hậu quả chính của quá trình phát triển kinh tế biển-ven biển thiếu bền vững, đáng kể là: Trữ lượng thủy sản ở vùng biển thềm lục địa và vùng biển Trường Sa nước ta suy giảm gần 16% so với trước năm 2010; Diện tích các hệ sinh thái tiêu biểu cho xứ sở nhiệt đới (rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn,...) - nơi cư trú và sinh đẻ của các loài thủy sản nước lợ và mặn, bị suy giảm 40-60% và khả năng phục hồi chậm hoặc không thể; Lượng chất thải, đặc biệt chất thải rắn (bao gồm rác thải nhựa) chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đổ ra biển và vùng ven biển ngày càng nhiều; Các sự cố môi trường và tài nguyên biển-ven biển có chiều hướng gia tăng về số lượng và quy mô, nổi lên là các vụ tràn dầu/hóa chất, chất thải từ các khu công nghiệp ven biển, các vật/chật nhận chìm,...

PV: Với yêu cầu phát triển trong tình hình mới, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam cần triển khai quy hoạch không gian biển như thế nào để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế biển trong tương lai?

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi: Các hậu quả từ phát triển nói trên không chỉ làm nảy sinh các chồng chéo/xung đột trong sử dụng không gian biển – ven biển, mà còn làm cường hóa tính dễ bị tổn thương, dẫn đến giảm khả năng chống chịu trước các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Điều đó đặt ra nhu cầu và yêu cầu phải có các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và thích ứng - giải pháp xanh (Blue solution) ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, tỉnh và cộng đồng. Trong số các giải pháp thì quy hoạch không gian biển và tiếp cận kinh tế tuần hoàn, cũng như tăng cường kiểm soát của nhà nước cần được chú ý thúc đẩy.

Hiện quy hoạch không gian biển (QHKGB) đang được triển khai ở cấp quốc gia theo tinh thần của Luật Quy hoạch (2017), cấp độ tỉnh và thấp hơn không áp dụng công cụ này. Đây cũng là điều bất cập khiến các tỉnh/thành phố trung ương ven biển “lúng túng” trong quá trình xây dựng quy hoạch cấp tỉnh/thành phố trung ương vì cùng với việc định hướng phát triển phải bố trí không gian biển cho từng hành động phát triển giai đoạn 2021 - 2030. Trong khi QHKGB quốc gia không thể chi tiết đến mức địa phương cần, nên các địa phương cần chủ động tiến hành phân vùng sử dụng không gian biển theo chức năng trong thẩm quyền quản lý của địa phương (trong phạm vi 6 hải lý và vùng ven biển). Bởi vậy, cần lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng và kết quả phân tích xung đột lợi ích trong sử dụng không gian biển hiện nay vào phương án QHKGB quốc gia. Đặc biệt, cần chú ý ưu tiên các khu vực biển có tiềm năng bảo tồn và phát triển ngành/lĩnh vực kinh tế biển dựa vào bảo tồn.

PV: Phát triển kinh tế biển xanh và bền vững là xu hướng của quốc tế, theo ông có thể áp dụng kinh nghiệm nào của thế giới trong việc phát triển kinh tế biển để từ đó có giải pháp và quyết sách đúng đắn triển khai tại Việt Nam?

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi: Trên thế giới, kinh tế biển xanh dù còn là “hình thái” kinh tế non trẻ, nhưng đã có những đóng góp cho tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ dần thay thế các hình thái kinh tế “truyền thống” thuộc mảng kinh tế “nâu”, trong khi vẫn duy trì và phục hồi các hình thái kinh tế dựa vào tự nhiên. Các thực tiễn tốt và các giải pháp xanh từng bước xuất hiện và được tổng kết để soi rọi lại các quan niệm và cơ chế chính sách về kinh tế xanh nói chung và kinh tế biển xanh nói riêng. Thực tế vừa qua chỉ ra rằng, kinh tế biển xanh không chỉ duy trì và gia tăng nguồn vốn tự nhiên mà còn làm gia tăng sản phẩm quốc nội (GDP). Kinh tế biển xanh góp phần củng cố tăng trưởng kinh tế cho người nghèo thông qua việc bảo vệ và tích lũy vốn tự nhiên, cũng như nguồn sinh kế cho cộng đồng địa phương.

Gần đây, sự suy giảm tài nguyên, trong đó có các hệ sinh thái biển và gia tăng chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa đổ ra biển, được cho là hậu quả từ các hoạt động “Kinh tế tuyến tính”. Nên gần đây “Kinh tế tuần hoàn” được coi là giải pháp tổng thể và bền vững nhất và là cách tốt nhất để phá vỡ mối liên hệ lâu nay giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các thiết kế chủ động. Kinh tế tuần hoàn cũng đóng góp quan trọng vào việc thực hiện 15/17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), trong đó có mục tiêu SDG-14 về biển và đại dương. Kinh tế tuần hoàn bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên biển thông qua việc sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên, sử dụng năng lượng tái tạo,...

Tôi cho rằng các bài học kinh nghiệm chung để chuyển tiếp sang nền kinh tế biển xanh là: Cần nỗ lực liên kết của các nhà: Nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, người sản xuất và cộng đồng địa phương; Lộ trình chuyển tiếp từng bước, từ Thay đổi nhận thức đến Thiết kế mô hình - Phát triển các mối liên kết mới - Khai thác tìm kiếm công nghệ và sáng tạo - Thử nghiệm quy mô nhỏ - Tạo nên chuyển biến xã hội - Thương mại hóa và nhân rộng; Đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức và thúc đẩy sáng tạo công nghệ mới, ít carbon và các chính sách khuyến khích là các ngoại lực thúc đẩy chuyển tiếp sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn; Áp lực của yêu cầu thị trường, người sử dụng và xã hội là động lực tích cực điều khiển sự chuyển tiếp sang mô hình kinh tế biển xanh và bền vững; Cơ chế hỗ trợ (tài chính, tư vấn công nghệ và quản lý) cho các doanh nghiệp biển vừa và nhỏ liên kết chuỗi với nhau là rất cần thiết./.

Nguồn: dangcongsan.vn
Cùng chuyên mục
Triển lãm di sản văn hóa biển, đảo
Triển lãm di sản văn hóa biển, đảo

Chiều 23/4, tại Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, huyện Lý Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Phát triển Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển, đảo hấp dẫn
Phát triển Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển, đảo hấp dẫn

Trải qua hàng triệu năm hoạt động kiến tạo địa chất tự nhiên, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ngày nay sở hữu nhiều...

Tăng cường hợp tác chống khai thác IUU hiệu quả
Tăng cường hợp tác chống khai thác IUU hiệu quả

Ngày 23/4, tại Đà Nẵng, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp...

Chung sức gỡ thẻ vàng EC
Chung sức gỡ thẻ vàng EC

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lình Huỳnh (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) chủ động phối hợp các lực lượng, chính quyền, đoàn...

Vì một Côn Đảo xanh, bền vững
Vì một Côn Đảo xanh, bền vững

Phát triển du lịch Côn Đảo theo hướng tăng trưởng xanh, hài hòa bảo vệ môi trường bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu....

Lao Bảo, một thời sôi động
Lao Bảo, một thời sôi động

Vào những năm 1990 trở về sau này, giữa bộn bề công việc hệ trọng cần sắp đặt, triển khai gấp rút và vận hành...

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá...

Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối
Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối

Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt sau thời gian dài không có mưa trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc,...

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới
Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới là một trong những nhiệm vụ được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024

Kết thúc Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Australia tại Melbourne, Australia, sau 03 ngày làm việc, ngày 06/3, lãnh đạo các nước...

Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới
Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới

Tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp biên giới - lãnh thổ, luôn là mầm mống gây ra các cuộc xung đột, thậm...

Tết nơi đảo xa
Tết nơi đảo xa

Không khí tết ngày càng ấm áp, người dân khắp nơi đang hoàn tất những công việc cuối cùng trong năm để về sum họp...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024

Ngày 12/01, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024

Ngày 06/01/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphando trao đổi về các vấn...

Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30 tháng 12 năm 2023 các Ngoại trưởng Asean đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Thắp lên tình yêu biên cương Tổ quốc
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh giao lưu-hợp tác với thành phố Bách Sắc của Trung Quốc
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông