Những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

15/11/2021 14:04

Những năm qua, thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021” (gọi tắt là Đề án) của Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chủ động, tích cực thực hiện với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên. Quá trình triển khai thực hiện Đề án, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân.

Tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới dài 231,7km, tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc; khu vực biên giới (KVBG) của tỉnh có 20 xã và 1 thị trấn, 180 thôn, bản, khu dân cư; dân số trên 70 nghìn người, có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm: Tày, Nùng, Kinh, Dao và Hoa. Tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung, KVBG nói riêng những năm qua có bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, tiền giả, buôn người, xuất, nhập cảnh trái phép, buôn lậu diễn biến phức tạp. Mặt khác, địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp, phong tục, tập quán có nơi còn lạc hậu, đời sống của đồng bào còn khó khăn, tình trạng vi phạm pháp luật còn xảy ra. Từ những lý do nêu trên, việc triển khai thực hiện Đề án là rất cần thiết.

Thực hiện Công văn số 1016/VPCP-NC, ngày 8/2/2017 của Văn phòng Chính phủ và Kế hoạch số 919/KH-BCĐ, ngày 23/3/2017 của Ban Chỉ đạo Đề án Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Lạng Sơn đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh gồm 18 đồng chí, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; đồng chí Chính ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh làm Phó Trưởng ban Thường trực; cơ quan Thường trực là Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Với vai trò là cơ quan Thường trực, Bộ Chỉ huy BĐBP Lạng Sơn đã chủ động tham mưu, đề xuất ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất từ tỉnh đến cơ sở; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên và cộng tác viên pháp luật.

Đồng thời, thành lập các câu lạc bộ pháp luật, tổ hòa giải, tổ an ninh tự quản ở các thôn, bản, khu dân cư; biên soạn đề cương, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, với những hình ảnh minh họa sinh động, nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu để tuyên truyền trong nhân dân. Bên cạnh đó, thường xuyên rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả đã đạt được, phát hiện, nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót để rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở các cấp.

Trên cơ sở kế hoạch, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Đề án cấp tỉnh, UBND các huyện biên giới, các cơ quan, đơn vị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ thư ký, Tổ giúp việc; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp mình; bám sát tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, xây dựng đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện thống nhất, hiệu quả; tổ chức phân công, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo; xác định việc triển khai thực hiện Đề án là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp, các ngành; quan tâm bố trí kinh phí, huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện Đề án.

Quá trình thực hiện Đề án, cơ quan Thường trực và thành viên Ban Chỉ đạo Đề án các cấp đã thường xuyên trao đổi, thống nhất về nội dung, biện pháp thực hiện; phối hợp chặt chẽ trong tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở các cấp, nhất là đối với cấp cơ sở. Qua đó, kịp thời phát hiện, khắc phục những hạn chế, yếu kém, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc bằng các giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế; kế thừa và phát huy kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2013-2016, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, do đó, đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL ở KVBG.

Với trách nhiệm và quyết tâm cao, sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện, do đó, kết quả thực hiện Đề án rất khả quan. Quá trình thực hiện, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn ở cơ sở.

Cụ thể như: Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo thành lập 21 tổ thông tin truyền thông ở các đồn Biên phòng và các xã, thị trấn biên giới, mỗi tổ có từ 5 đến 7 thành viên, do đồng chí Chính trị viên đồn Biên phòng làm tổ trưởng, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách tư pháp làm tổ phó; các thành viên khác là cán bộ, nhân viên đội vận động quần chúng đồn Biên phòng, công chức văn hóa, tư pháp xã.

Đây là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, hằng tháng biên tập các bản tin, như: “Bản tin về chính sách mới” của Đảng, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội; các chương trình, kế hoạch, mục tiêu về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. “Bản tin về an ninh, trật tự” phản ánh về tình hình hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; xuất, nhập cảnh trái phép, buôn lậu, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại; tình hình về an toàn giao thông; các vụ việc gây mất an ninh, trật tự địa bàn; trách nhiệm của người dân trong phối hợp, giúp đỡ các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết...

Các bản tin được các tổ thông tin truyền thông phổ biến trực tiếp trong các cuộc họp tập trung, hoặc thu âm và phát trên hệ thống loa truyền thanh của các thôn, bản, khu dân cư và khu vực cửa khẩu. Mỗi bản tin có thời lượng từ 25 đến 30 phút. Thông qua cách làm này, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, khơi dậy trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, chủ động, tích cực tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới, đấu tranh phòng, chống tội phạm, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa bàn biên giới.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh triển khai mô hình “Công an lắng nghe ý kiến của người dân”, “Tự phòng, tự quản về an ninh trật tự”, nhằm nâng cao hiệu quả phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc ở KVBG, phát huy trách nhiệm của nhân dân trong tham gia giữ gìn an ninh, trật tự thôn, bản. Tổ chức Đoàn thanh niên phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức Chương trình “Học kỳ Quân đội” vào các dịp nghỉ hè, đưa các cháu học sinh vào hoạt động trải nghiệm trong môi trường Quân đội, để rèn luyện thể lực và ý thức tổ chức kỷ luật; đồng thời triển khai mô hình “Chi đoàn 3 không với ma túy”, “Tuổi trẻ với pháp luật”; Chi đoàn đồn Biên phòng phối hợp với Đoàn xã, thị trấn biên giới và các nhà trường tổ chức diễn đàn "Cán bộ, đoàn viên xã biên giới nói không với ma túy", "Đoàn viên, thanh niên đi đầu trong phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh thôn, bản", góp phần giáo dục, định hướng lối sống cho thế hệ trẻ, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, pháp luật, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, tránh xa các tệ nạn xã hội.

 

Cán bộ Đồn Biên phòng Tân Thanh, BĐBP Lạng Sơn phát tờ rơi tuyên truyền, PBGDPL cho nhân dân tại các phiên chợ vùng cao. Ảnh: Vi Toàn

Ngoài ra, hằng năm, các đồn Biên phòng còn chủ động phối hợp với lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới nước bạn tổ chức các buổi tuyên truyền, PBGDPL với những cách làm thiết thực như biên tập tài liệu thành các tờ rơi, tờ gấp in bằng chữ Việt Nam và chữ Trung Quốc để cấp phát cho người dân, chủ hàng, chủ xe, lái xe và hành khách xuất, nhập cảnh qua biên giới để phổ biến, tuyên truyền các văn bản, quy định về pháp luật của hai nước.

Từ những mô hình hay, cách làm sáng tạo nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, khẳng định sự đa dạng, phong phú về nội dung, hình thức, phương pháp và tinh thần cố gắng, đưa công tác tuyên truyền, PBGDPL của tỉnh trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và lực lượng chức năng ở KVBG.

Từ thực tiễn triển khai thực hiện Đề án, Ban Chỉ đạo Đề án tỉnh Lạng Sơn rút ra một số bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới như sau:

Một là, công tác tuyên truyền, PBGDPL phải được các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị quan tâm đúng mức, thực sự coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL gắn với duy trì nghiêm pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, nhất là tính gương mẫu chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Hai là, cần phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các lực lượng; phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện Đề án; công tác tuyên truyền, PBGDPL phải được duy trì thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đối với những địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự.

Ba là, tăng cường các hoạt động trợ giúp pháp lý, thi tìm hiểu pháp luật; xét xử lưu động các vụ án để giáo dục, răn đe, phòng ngừa vi phạm pháp luật. Nâng cao chất lượng công tác tập huấn, bồi dưỡng trình độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác tuyên truyền, PBGDPL ở các cơ quan, đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Bốn là, phát huy, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo; duy trì nghiêm túc nền nếp, chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật, tổ hòa giải, tổ an ninh tự quản, mở rộng mạng lưới cộng tác viên pháp luật; tổ chức thiết thực ngày pháp luật, ngày sách Việt Nam; phát huy có hiệu quả tủ sách, ngăn sách pháp luật tại các xã và thôn, bản biên giới.

Năm là, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, khắc phục những khâu yếu, mặt yếu; coi trọng công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Đồng thời, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trong tổ chức thực hiện Đề án./.

Nguồn: bienphong.com.vn
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Điều phối viên Chương trình toàn cầu về phòng chống tội phạm trên biển của Liên hợp quốc chào xã giao Cảnh sát biển Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
  ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Thủ tướng: ASEAN và GCC cùng kiến tạo mô hình hợp tác liên khu vực thế hệ mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Tuvalu Feleti Penitala Teo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristerson