01/10/2020 14:15
1. Phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) lần 75
- Ngày 25/9, tại thông điệp gửi tới Đại hội đồng, liên quan đến vấn đề Biển Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định “Việt Nam cam kết cùng các nước trong và ngoài khu vực duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; tuân thủ các nguyên tắc kiềm chế, tránh các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp và khác biệt bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý.”
- Ngày 23/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu cho rằng các thành viên LHQ cần tôn trọng, tuân thủ Hiến chương LHQ, trong đó có Tuyên bố Manila năm 1982 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế; khẳng định thực hiện những cam kết của Philippines về Biển Đông phù hợp với UNCLOS 1982 và Phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016. Ông khẳng định Phán quyết là một phần của luật quốc tế, không thể thỏa hiệp hay bác bỏ; Philippines phản đối các nỗ lực nhằm hạ thấp, coi nhẹ Phán quyết. Tổng thống Duterte cũng hoan nghênh việc ngày càng nhiều quốc gia ủng hộ Phán quyết, thể hiện sự ủng hộ lẽ phải, trật tự dựa trên luật lệ và thượng tôn pháp luật.
- Ngày 23/9, Tổng thống Indonesia Joko Widodo lần đầu tiên phát biểu tại phiên hợp toàn thể của LHQ, cho biết Indonesia sẽ tiếp tục đóng góp xây dựng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng; tái khẳng định cam kết tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Trên cơ sở đó, Indonesia thúc đẩy tinh thần hợp tác và hòa bình này ra khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
https://news.un.org/en/story/2020/09/1073192
2. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 29/9
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác thực chất, củng cố lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau, giải quyết các vấn đề tồn tại, đặc biệt là vấn đề trên biển, theo tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, phù hợp ới luật pháp quốc tế, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển của mỗi Đảng, mỗi nước.
3. Mỹ tiếp tục lên tiếng về vấn đề Biển Đông
- Ngày 21/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Mỹ “hoan nghênh việc Anh, Đức,Pháp bác bỏ tại LHQ các yêu sách hàng hải trái pháp luật của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc phải tuân thủ các quy tắc quốc tế.” Mỹ “luôn sát cánh cùng các đồng minh trong việc bác bỏ lối suy nghĩ cho rằng có sức mạnh thì có lẽ phải.”
- Ngày 27/9, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc vẫn theo đuổi công cuộc quân sự hóa quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, trái ngược với những gì Chủ tịch Tập Cận Bình hứa trước đây.
https://www.state.gov/chinas-empty-promises-in-the-south-china-sea/
4. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Anh ra Tuyên bố chung
Ngày 30/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Thứ nhất, Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh Dominic Raab ra “Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Vương quốc Anh: Định hướng phát triển trong 10 năm tới”: khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thực hiện một cách thiện chí UNCLOS 1982; bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến ở Biển Đông, bao gồm các hoạt động cản trở, cải tạo và quân sự hóa các cấu trúc đang tranh chấp; nhấn mạnh tầm quan trọng của UNCLOS 1982, của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm hoàn tất COC.
http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr111027144142/ns201001135745
5. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas ngày 25/9
Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình ở Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982
http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr111027144142/ns200928080721
6. Hội nghị trực tuyến Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 17 (ACDFM-17)
Ngày 24/9, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức ACDFM-17, thông qua tuyên bố chung và tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng không, hàng hải trong khu vực. Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Phan Văn Giang bày tỏ quan ngại về những diễn biến trên Biển Đông; đề nghị các nước kiềm chế hành động có thể làm phức tạp hóa tình hình; tăng cường đối thoại và hợp tác để tháo gỡ những bất đồng tren cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
7. Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 1/10
- Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 vừa qua và Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, rằng UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.
- Việt Nam mong muốn cùng các nước liên quan nối lại đàm phán COC, tiến tới sớm đạt được COC chất lượng, tổng thể, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
- Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần DOC, gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán COC hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn hoạt động vi phạm tương tự.
http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/nr140808202328/ns201001160356
8. Một số phát biểu từ Philippines về vấn đề Biển Đông
- Ngày 24/9, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin phát biểu rằng tranh chấp trên Biển Tây Philippines chỉ là tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc.
- Ngày 24/9, Người Phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Harry Roque nói rằng chiếm hữu quân sự của Trung Quốc đối với các đảo trên Biển Đông không giúp tạo thành danh nghĩa chủ quyền hợp pháp./.
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05