14/08/2023 17:08
1. Hoạt động của Lãnh đạo cấp cao
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique A. Manalo - Ảnh: VGP
- Chiều 2/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique A. Manalo. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai nước phấn đấu sớm đạt kim ngạch thương mại hai chiều 10 tỷ USD và đẩy mạnh hợp tác các lĩnh vực tiềm năng khác như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu, xử lý các vấn đề trên biển, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế biển, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp…; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố hợp tác quốc phòng - an ninh, nhất là hợp tác biển, và ủng hộ việc sớm thiết lập thêm các khuôn khổ pháp lý cho hợp tác an ninh giữa hai nước. Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, hai bên nhất trí tiếp tục ủng hộ lẫn nhau, duy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, hợp tác giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982; thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC, thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.[1]
- Nhân dịp tham dự Đại Hội đồng Liên nghị viện Các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 44 (AIPA-44) tại Jakarta (Indonesia) và thăm chính thức Indonesia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo một số nước:
+ Sáng 4/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm với bà Puan Maharani, Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân (Hạ viện) Indonesia. Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; nhất trí cùng phối hợp duy trì đoàn kết và lập trường chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, thúc đẩy thực thi DOC và phối hợp chặt chẽ trong đàm phán COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác biển và nghề cá, thúc đẩy giải quyết các vấn đề liên quan tới đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo, không quản lý (IUU).[2]
+ Chiều 5/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có bài phát biểu quan trọng trước Cộng đồng Chính sách đối ngoại Indonesia, nêu rõ, trước những diễn biến phức tạp, gây nguy cơ căng thẳng gần đây ở Biển Đông, ASEAN cần đoàn kết kiên trì thúc đẩy đối thoại, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, đàm phán Bộ Quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982. Về quan hệ Việt Nam – Indonesia, ông đánh giá cao việc Việt Nam và Indonesia ký Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa tại vùng biển chồng lấn sau 25 năm đàm phán và Hiệp định phân định vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) sau 12 năm đàm phán; nhấn mạnh đây là những sự kiện mang ý nghĩa lịch sử, giúp củng cố vững chắc sự tin cậy chiến lược giữa hai nước, đồng thời, tạo xung lực mới cho quan hệ Đối tác chiến lược, cũng như đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định ở khu vực.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng chỉ ra một số hướng triển khai để nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện như thiết lập mới hoặc nâng cấp các cơ chế hợp tác an ninh - quốc phòng; lập cơ chế tuần tra chung trên biển, kể cả song phương và đa phương với một số nước ASEAN; tăng cường tham vấn, trao đổi, phối hợp lập trường khi đề xuất các sáng kiến, ý tưởng, giải pháp nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, giải quyết hòa bình tranh chấp, phát triển bền vững, bảo đảm an ninh biển, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước; tạo bước chuyển mới về hợp tác hàng hải, hợp tác biển và nghề cá…
+ Chiều 6/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện Philippines Ferdinand Martin Romualdez. Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa đoàn kết, sức mạnh và vai trò trung tâm của ASEAN, duy trì tiếng nói chung trong các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.[3]
+ Chiều 7/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực biển, thủy sản và các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng công bằng.[4]
- Ngày 2/8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 10 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam – Philippines. Hai bên thống nhất đẩy mạnh hợp tác biển và đại dương; tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trên biển; nâng cao hiệu quả hợp tác phòng chống IUU.[5]
- Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng Cấp cao ASEAN (ADSOM) và Hội nghị Quan chức Quốc phòng Cấp cao ASEAN Mở rộng (ADSOM+) tại Indonesia, ngày 1/8, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có cuộc gặp song phương với Trung tướng Donny Ermawan, Tổng Thư ký Bộ Quốc phòng Indonesia. Hai bên đánh giá hợp tác quốc phòng thời gian qua có nhiều bước phát triển, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của quan hệ song phương; duy trì hiệu quả cơ chế Đối thoại Chính sách Quốc phòng cấp Thứ trưởng; hợp tác giữa Lực lượng Hải quân và Cảnh sát Biển hai nước; hợp tác đào tạo tiếp tục được thúc đẩy... Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đề nghị hai bên sớm ký kết Thỏa thuận tuần tra liên hợp nhằm tăng cường hợp tác giữa Hải quân hai nước; mong muốn các cơ quan chấp pháp trên biển hai bên xử lý nhân đạo đối với các trường hợp vi phạm của ngư dân, ủng hộ Việt Nam sớm được gỡ thẻ vàng của EC.[6]
+ Tại Hội nghị ADSOM+ (3/8), Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã có bài phát biểu quan trọng, chia sẻ quan điểm về tình hình thế giới khu vực và đưa ra đánh giá, đề xuất hợp tác quốc phòng giữa ASEAN và các nước đối tác. Về an ninh biển, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh hòa bình, ổn định và an ninh tại Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng do đây là tuyến đường hàng hải huyết mạch trong giao thương khu vực và thế giới; khẳng định Việt Nam luôn kiên trì nguyên tắc giải quyết tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế. Thượng tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường nỗ lực chung trong bảo đảm duy trì luật pháp quốc tế và các nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, thực thi đầy đủ DOC; sớm kết thúc đàm phán, ký kết COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.[7]
- Chiều 1/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Theresa P. Lazaro đã đồng chủ trì Kỳ họp Tham khảo chính trị lần đầu tiên giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Hai bên nhất trí sẽ kiến nghị Bộ trưởng Ngoại giao hai nước trao đổi sâu rộng tại kỳ họp lần thứ 10 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác song phương về các lĩnh vực hợp tác cùng quan tâm, trong đó có hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác biển và các lĩnh vực khác. Hai bên nhấn mạnh hợp tác biển đóng vai trò then chốt trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Philippines; nhất trí mở rộng các hoạt động hợp tác trên biển, tăng cường chia sẻ thông tin và phát huy hơn nữa vai trò của các cơ chế hiện có cũng như phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến ngư dân, tàu thuyền trên tinh thần Đối tác Chiến lược và đoàn kết ASEAN.[8]
- Ngày 7/8 tại Jakarta, Indonesia, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia Abdul Kadir Jailani. Hai bên đã trao đổi và nhất trí tăng cường phối hợp, ủng hộ lập trường của nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông.[9]
2. Đàm phán Vòng 16 về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc từ ngày 2-3/8 tại Đà Nẵng.
Trên cơ sở tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc (ký ngày 11/10/2011), hai bên đã đi sâu trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; rà soát và đánh giá tình hình triển khai một số thỏa thuận/dự án đã được hai bên nhất trí. Hai bên đã trao đổi ý kiến về một số đề xuất hợp tác mới trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 và luật pháp của mỗi bên; thống nhất về nội dung dự thảo của một số thỏa thuận hợp tác liên quan, nhất trí sẽ nỗ lực để có thể sớm ký kết các thỏa thuận này trong thời gian tới.[10]
3. Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.
Ngày 3/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành diễn tập quân sự ở Biển Đông trong khu vực biển bao trùm một phần Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ 29/7 - 2/8, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, “Việc Trung Quốc đưa một phần của quần đảo Hoàng Sa vào khu vực diễn tập quân sự ở Biển Đông từ 29/7 - 2/8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đi ngược lại tinh thần DOC, gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”. Bà Hằng cũng nhấn mạnh, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và không tái diễn vi phạm tương tự.[11]
[1] https://www.vietnamplus.vn/thuc-day-quan-he-doi-tac-chien-luoc-giua-viet-nam-va-philippines/886903.vnp
[2] https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-la-doi-tac-quan-trong-chien-luoc-cua-indonesia-o-khu-vuc/887227.vnp
[3] https://www.vietnamplus.vn/thuc-day-quan-he-giua-viet-nam-va-philippines-phat-trien-thuc-chat/887572.vnp
[4] https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-het-suc-coi-trong-quan-he-doi-tac-chien-luoc-voi-indonesia/887741.vnp
[5] https://baoquocte.vn/viet-nam-philippines-day-manh-hop-tac-bien-va-dai-duong-phoi-hop-xu-ly-kip-thoi-cac-van-de-phat-sinh-tren-bien-236895.html
[6] https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-va-indonesia-cam-ket-thuc-day-hop-tac-quoc-phong/886677.vnp
[7] https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-keu-goi-som-duc-ket-coc-thuc-chat-va-hieu-qua/887063.vnp
[8] https://www.vietnamplus.vn/tham-khao-chinh-tri-viet-nam-va-philippines-lan-thu-nhat/886688.vnp
[9] https://www.vietnamplus.vn/tang-cuong-hop-tac-giua-hai-bo-ngoai-giao-viet-nam-va-indonesia/887701.vnp
[10] https://www.vietnamplus.vn/viet-namtrung-quoc-dam-phan-ve-hop-tac-linh-vuc-it-nhay-cam-tren-bien/887277.vnp
[11] https://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns230804103427
Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, , Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí...
26/09/2024 16:32
Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Hữu Nghị ((Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) luôn hoàn...
17/09/2024 16:34
Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và 15 năm...
27/08/2024 17:11
Tình trạng tắc nghẽn cảng biển ở châu Á vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn...
12/08/2024 17:14
Luật Thủy sản 2017 ra đời, nhiều nghị định mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung nâng mức xử phạt hành chính kèm theo...
08/08/2024 16:26
Nắm chắc đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; đề cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên,...
11/07/2024 16:22
Ngày 8/7, Soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và tàu Tuần duyên Waesche đã cập cảng quốc...
09/07/2024 16:21
Australia áp dụng các hình phạt nặng đối với hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU),...
04/07/2024 16:11
Chính phủ Malaysia và Chính phủ Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Nông nghiệp vào tháng 4/2014 tại Hà...
02/07/2024 16:55
Ngày 26/6, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp đã tổ chức sự...
28/06/2024 16:49
Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát...
25/06/2024 16:55
Nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), trong những ngày qua,...
24/06/2024 17:31
Trong không khí hướng tới kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), ngày...
20/06/2024 15:47
Truyền thông Thái Lan ngày 16/6 đưa tin nước này cùng Campuchia và Việt Nam đang tìm cách hợp tác thiết lập tuyến hàng hải...
17/06/2024 15:55
Ngày 12/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia ở thủ đô Phnom Penh diễn ra diễn đàn “Chính sách...
13/06/2024 16:48