27/06/2022 17:37
1. Hoạt động của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có các cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội Mozambique Esperanca Bias nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 - 23/6/2022. Qua trao đổi, hai bên nhất trí cho rằng cần tăng cường hoạt động tiếp xúc, trao đổi đoàn, nhất là cấp cao trên các kênh Đảng, Nhà nước và giao lưu nhân dân để thắt chặt hơn nữa tin cậy chính trị Việt Nam - Mozambique. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn phía Mozambique ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN về giải quyết hòa bình các tranh chấp, bảo đảm tự do, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông.[1]
2. Đối thoại thường niên cấp Trưởng SOM ASEAN – Canada lần thứ 19 (21/6)
Tại Đối thoại, Đại sứ Vũ Hồ - Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam tái khẳng định lập trường nguyên tắc và nhất quán của ASEAN về Biển Đông, trong đó đề cao luật pháp quốc tế, xây dựng lòng tin, kiềm chế, không quân sự hoá, giải quyết hoà bình các tranh chấp, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và xây dựng COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, nỗ lực đưa Biển Đông thành vùng biển hoà bình, hợp tác và phát triển.
Trợ lý Ngoại trưởng, Trưởng SOM Canada Paul Thoppil khẳng định Canada luôn coi trọng mối quan hệ đối tác 45 năm qua với ASEAN, nhấn mạnh ASEAN và khu vực Đông Nam Á giữ vị trí trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Canada sắp được công bố, đồng thời mong muốn tham gia sâu rộng hơn nữa vào hợp tác khu vực thông qua các cơ chế do ASEAN chủ trì; khẳng định ủng hộ vai trò và những nỗ lực của ASEAN thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin tại khu vực cùng với lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông và những nỗ lực thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, phấn đấu xây dựng COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.[2]
3. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 16 tại Phnom Pênh, Campuchia (22/6)
Hội nghị thông qua Tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng, trong đó tái khẳng định cam kết của các nước trong việc tăng cường đối thoại chiến lược và hợp tác quốc phòng thiết thực thông qua ADMM và ADMM+, nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì một trật tự dựa trên luật lệ gắn với luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi các bên sớm hoàn tất tiến trình đàm phán COC.[3]
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo cho rằng, việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong vấn đề biển. Để thúc đẩy tầm nhìn của Nhật Bản về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, ông Kishi kêu gọi COC phải "hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế".[4]
4. Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam (23/6)
Tại họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tập trận quân sự tại khu vực biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần DOC, gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về COC và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam yêu cầu không tái diễn vi phạm tương tự".
Cũng trong buổi họp báo, liên quan đến một số thông tin của truyền thông Nhật Bản cho rằng Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành vùng nội thủy của mình, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định lập trường của Việt Nam đã được thể hiện rõ ràng và đầy đủ trong công hàm số 22/2020 ngày 30/3/2020 lưu hành tại Liên hợp quốc. Theo đó, Việt Nam khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982. Bà Hằng nhấn mạnh "Việt Nam cho rằng các nước đều chia sẻ nguyện vọng và mục tiêu chung là duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này".[5]
[1] TTXVN (21/6), <https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-hoi-kien-chu-tich-quoc-hoi-mozambique/799976.vnp>
[2] Báo Chính phủ (21/6), <https://baochinhphu.vn/canada-ung-ho-lap-truong-nguyen-tac-cua-asean-ve-bien-dong-102220622084956855.htm>
[3] The Straits Times (22/6), <https://www.straitstimes.com/singapore/politics/asean-defence-ministers-meet-in-person-after-two-years-of-virtual-meetings>
[4] Mainichi (22/6), <https://mainichi.jp/english/articles/20220622/p2g/00m/0in/073000c>
[5] Báo TG&VN (23/6), <https://baoquocte.vn/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-tap-tran-quan-su-o-quan-dao-hoang-sa-188223.html>
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05