"Trồng người" nơi muôn trùng sóng

31/05/2023 10:07

Đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tại các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, một trong những ấn tượng đặc biệt đối với các đoàn công tác chính là hình ảnh những thầy giáo luôn hết lòng với sự nghiệp "trồng người" nơi đảo xa. Với tình yêu biển, đảo cùng trách nhiệm nghề nghiệp, họ đã gác lại những cảm xúc riêng tư để gắn bó với Trường Sa, đồng hành cùng học sinh nơi muôn trùng sóng...

Trong chuyến công tác cùng Đoàn cán bộ, học viên các trường sĩ quan Quân đội nghiên cứu, học tập và thăm các đảo, nhà giàn DK1 cuối tháng 5 vừa qua, tình cờ chúng tôi được gặp, trò chuyện cùng thầy giáo Nguyễn Công Qua, giáo viên Trường Tiểu học Đá Tây. Đi qua cầu cảng dẫn vào đảo Đá Tây A, khu nhà của Trường Tiểu học Đá Tây hiện ra khang trang không kém gì trong đất liền. Dù là thời gian nghỉ hè nhưng thầy giáo Nguyễn Công Qua vẫn tranh thủ kiểm tra, chỉnh sửa lại những mô hình, học cụ trực quan để phục vụ cho các nội dung giảng dạy.

Vừa giới thiệu với chúng tôi về phòng học trên đảo với chân dung Bác Hồ, 5 lời dạy của Bác và hệ thống các bức tranh, hình vẽ, bưu thiếp của thầy và trò cùng làm, thầy giáo Nguyễn Công Qua vừa chia sẻ: “So với trong đất liền, việc dạy học trên đảo có những đặc thù riêng đòi hỏi sự cố gắng của cả thầy và trò. Nét đặc thù nhất đó là do đảo chỉ có một thầy nhưng lại có nhiều trò với các độ tuổi khác nhau nên giáo viên phải tổ chức lớp ghép, cùng lúc phải dạy nhiều trình độ khác nhau, từ mầm non đến lớp 5 của bậc Tiểu học. Người dạy phải bố trí "xoay vòng". Như khi thầy giảng bài cho các anh chị đang học chương trình lớp 4 thì các em khác sẽ tự ôn, hoặc làm bài tập. Đồng thời, giáo viên vừa là người thầy vừa là "bảo mẫu" chăm sóc, dỗ dành, giáo dục các em nhỏ hơn”.

 

Một tiết học của thầy giáo Nguyễn Hữu Phú, Trường Tiểu học xã Song Tử Tây. Ảnh: Nguyễn Ninh.

Sinh năm 1994, quê huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, gần 5 năm trước, thầy Qua viết đơn tình nguyện xung phong ra công tác tại Trường Tiểu học Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa dù đã có công việc ổn định tại đất liền. Vượt qua hơn 1.000 hải lý; vượt lên nỗi nhớ nhà, người thân, người thầy giáo trẻ đã dần làm quen với môi trường giáo dục nơi đầu sóng ngọn gió. Sau 4 năm giảng dạy tại đảo Sinh Tồn, thầy Qua cũng là giáo viên đầu tiên giảng dạy tại Trường Tiểu học Đá Tây. Với 11 học sinh, thầy Qua chia học sinh thành các nhóm với các trình độ khác nhau trong cùng một lớp học. Tuy học ghép như vậy nhưng trong năm học vừa qua, thầy và trò Trường Tiểu học Đá Tây vẫn duy trì hai buổi học mỗi ngày, với nội dung, chương trình như trong đất liền.

Tương tự, tại xã đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, thầy giáo Nguyễn Hữu Phú cũng đảm nhiệm giảng dạy lớp ghép của đảo với học sinh thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ mẫu giáo đến hết tiểu học. Thầy Nguyễn Hữu Phú chia sẻ: “Lúc ở trong đất liền, tôi đã giảng dạy tại nhiều trường tiểu học ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Tôi được chọn ra đảo Song Tử Tây dạy học vào cuối tháng 5/2018 sau khi hai lần viết đơn tình nguyện. Ngày biết tin đơn tình nguyện của mình được chấp nhận, tôi cảm thấy vô cùng vinh dự và tự hào vì được đóng góp một chút công sức nhỏ bé của mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ, qua đó góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương".

Xa đất liền, nhưng thầy giáo Nguyễn Hữu Phú vẫn luôn tự học, tự nghiên cứu để cập nhật chương trình mới, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Nhờ đó, các em học sinh khi hết lớp 5 tại đảo đều đủ điều kiện vào đất liền để học tiếp lớp 6; nhiều năm liền, Trường Tiểu học xã Song Tử Tây đều được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa tặng Giấy khen về thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hiện nay huyện đảo Trường Sa đã có 4 trường tiểu học ở các đảo: Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Đá Tây A. Theo các thầy giáo, do không có mạng Internet nên hoạt động dạy và học trên các đảo gặp một số khó khăn, nhất là việc tiếp cận, cập nhật các nội dung thông tin, kiến thức mới. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu khắc nghiệt trên các đảo cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, tuổi thọ của các mô hình, học cụ phục vụ công tác giảng dạy. Song, với tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, những thầy giáo nơi đảo xa vẫn luôn cố gắng vượt lên khó khăn để cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp trồng người. Đặc biệt, các cấp chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ ở đảo thường xuyên quan tâm, phụ giúp dọn dẹp vệ sinh, trang trí lớp những ngày lễ, ngày khai giảng, tổng kết năm học, quân và dân gắn bó như một gia đình… Đó là điều kiện thuận lợi để thầy, trò trên các đảo vươn lên dạy tốt, học tốt.

Anh Lê Xuân Việt, một cư dân của đảo Đá Tây A chia sẻ: "Tôi có hai con, cháu lớn năm nay 11 tuổi, còn cháu thứ hai 8 tuổi, tất cả đều là học sinh của thầy Qua. Thầy rất trách nhiệm trong dạy dỗ, chăm sóc bọn trẻ. Nhờ đó, vợ chồng tôi yên tâm tham gia các hoạt động sản xuất, huấn luyện trên đảo".

Có thể thấy, dù xa đất liền, xa gia đình và người thân, điều kiện còn nhiều thiếu thốn, song các thầy giáo ở Trường Sa luôn hết mình với việc dạy dỗ, chăm sóc các em học sinh. Với họ, được dạy học ở Trường Sa thực sự là niềm vinh dự, tự hào lớn lao.

Nói đến sự nghiệp "trồng người" ở huyện đảo Trường Sa chính là nói đến tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh của những người thầy giáo nơi đây. Họ đang lặng lẽ cống hiến sức trẻ, nhiệt huyết của tuổi trẻ cho công tác giáo dục nơi đầu sóng ngọn gió với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi nhất để "công dân nhí" trên các đảo được học tập, vui chơi như các bạn cùng trang lứa trong đất liền. Dù đảo xa còn những thiếu thốn nhất định, song sự quan tâm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền huyện đảo Trường Sa cùng các lực lượng trên đảo đã tiếp thêm niềm vui, động lực để các thầy giáo yên tâm bám đảo, giữ biển, gieo chữ, "trồng người", góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc giữa trùng khơi./.

Nguồn: dangcongsan.vn
Cùng chuyên mục
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ

Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và 15 năm...

Cái Mép - Thị Vải trước cơ hội bứt phá
Cái Mép - Thị Vải trước cơ hội bứt phá

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển ở châu Á vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn...

Hiểu luật để vững tâm vươn khơi bám biển
Hiểu luật để vững tâm vươn khơi bám biển

Luật Thủy sản 2017 ra đời, nhiều nghị định mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung nâng mức xử phạt hành chính kèm theo...

Người trạm trưởng trách nhiệm, gương mẫu ở đảo Bình Ba
Người trạm trưởng trách nhiệm, gương mẫu ở đảo Bình Ba

Nắm chắc đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; đề cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên,...

Hạm đội tiền phương lớn nhất của Hải quân Mỹ thăm Khánh Hòa
Hạm đội tiền phương lớn nhất của Hải quân Mỹ thăm Khánh Hòa

Ngày 8/7, Soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và tàu Tuần duyên Waesche đã cập cảng quốc...

Australia trao đổi kinh nghiệm chống đánh bắt cá bất hợp pháp
Australia trao đổi kinh nghiệm chống đánh bắt cá bất hợp pháp

Australia áp dụng các hình phạt nặng đối với hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU),...

Bộ trưởng Malaysia đánh giá về quan hệ hợp tác ngư nghiệp với Việt Nam
Bộ trưởng Malaysia đánh giá về quan hệ hợp tác ngư nghiệp với Việt Nam

Chính phủ Malaysia và Chính phủ Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Nông nghiệp vào tháng 4/2014 tại Hà...

Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam

Ngày 26/6, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp đã tổ chức sự...

Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát...

Truyền thông Campuchia đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị với Việt Nam
Truyền thông Campuchia đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị với Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), trong những ngày qua,...

Học giả Campuchia đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia láng giềng
Học giả Campuchia đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia láng giềng

Trong không khí hướng tới kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), ngày...

Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải

Truyền thông Thái Lan ngày 16/6 đưa tin nước này cùng Campuchia và Việt Nam đang tìm cách hợp tác thiết lập tuyến hàng hải...

Chính phủ Campuchia đề cao hợp tác với các quốc gia láng giềng
Chính phủ Campuchia đề cao hợp tác với các quốc gia láng giềng

Ngày 12/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia ở thủ đô Phnom Penh diễn ra diễn đàn “Chính sách...

Tìm giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát triển kinh tế biển
Tìm giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát triển kinh tế biển

Hệ sinh thái, tài nguyên biển đang bị suy thoái, thu hẹp nghiêm trọng. Sự gia tăng chất thải ra cửa sông, ven biển, ngày...

Lào và Thái Lan xây thêm cầu qua sông Mekong
Lào và Thái Lan xây thêm cầu qua sông Mekong

Lào và Thái Lan đang lên kế hoạch xây thêm một cây cầu bắc qua sông Mekong. Đây sẽ là cây cầu thứ 6 kết...

Tin đọc nhiều
Giám sát rác thải đại dương và thu gom xa bờ cho vùng biển Côn Đảo
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Hoàn thiện hệ thống giám sát hành trình tàu cá trước ngày 20/8 tới
Việt Nam và Campuchia tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 7
Trang trọng Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 tại Campuchia
Tăng cường hợp tác quản lý cửa khẩu giữa Lai Châu và Vân Nam của Trung Quốc
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu
Nâng cao kiến thức pháp luật cho ngư dân Bạch Long Vĩ
Bến Tre tập trung cao độ chống khai thác IUU
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 13
Tuổi trẻ đảo Cồn Cỏ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Tàu Hải quân Hoàng gia Canada thăm xã giao TP Hồ Chí Minh
Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung lần thứ 3 trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
Chuyển biến tích cực trong phòng chống khai thác IUU
Tàu CSB 8002 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Xanh ngắt một dải biên cương
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Tăng cường và làm sâu sắc hơn hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ
Đảo Ba Mùn xanh
Hợp tác Mê Công – Lan Thương góp phần xây dựng khu vực Mê Công hoà bình, ổn định và phát triển bền vững
Tiếp tục bảo đảm cung cấp điện phục vụ quân và dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Hải quân và quân, dân huyện đảo Trường Sa
Đưa quan hệ Việt Nam – Thái Lan phát triển ngày càng mạnh mẽ
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Timor-Leste Jose Ramos-Horta
Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông
Hiểu luật để vững tâm vươn khơi bám biển