Một số điểm mới của Luật Biên phòng Việt Nam 2020

09/09/2021 17:35

Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, với 94,61% Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, đồng thời cụ thể hóa Nghị quyết số 33/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng số 02/1997/PL - UBTVQH9 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật Biên phòng Việt Nam được thiết kế gồm 6 chương, 36 điều. Nội dung Luật Biên phòng Việt Nam 2020 với những điểm mới chủ yếu sau:

Quy định về phạm vi điều chỉnh

Luật Biên phòng Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng. Cụ thể, Luật này quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, trong khi đó Luật Biên phòng Việt Nam là một lĩnh vực trong quản lý, bảo vệ và xây dựng biên giới quốc gia, quy định nhiệm vụ cho các lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ biên giới.

Bởi hoạt động biên phòng có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều chủ thể khác nhau và được cụ thể hóa tại nhiều văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh quốc gia, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật Công an nhân dân... nên điều khoản về phạm vi điều chỉnh của Luật Biên phòng Việt Nam đã được hoàn thiện sau khi rà soát, đánh giá tổng thể các quy định, tránh sự chồng chéo giữa các điều khoản nhằm đáp ứng sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Luật cũng đưa ra định nghĩa về “Biên phòng”, theo đó, “Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc”. Khái niệm này là vấn đề cơ bản quyết định đến kết cấu, nội dung, bố cục của Luật.

Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân

Luật Biên phòng Việt Nam đã đưa ra khái niệm của hai thuật ngữ quan trọng là “Nền biên phòng toàn dân” và “Thế trận biên phòng toàn dân”. Tại Điều 2, Luật Biên phòng Việt Nam giải thích hai thuật ngữ này như sau:

- Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.

- Thế trận biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.

Trước khi có Luật Biên phòng Việt Nam, một số nội dung quy định về nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân chưa được luật hóa, mới quy định có tính nguyên tắc về chủ trương, nguyên tắc, nội dung tại Luật Biên giới quốc gia năm 2003. Do đó, Luật Biên phòng Việt Nam đã quy định nội dung cơ bản về nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trên cơ sở thể chế hóa mục tiêu, quan điểm, phương châm Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.

Chính sách của Nhà nước về biên phòng

Chính sách của Nhà nước về biên phòng hướng đến mục tiêu thể chế đầy đủ đường lối đối nội, đối ngoại, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia, đồng thời ghi nhận những chính sách lớn nhằm xây dựng, huy động tiềm lực mọi mặt của quốc gia, tăng cường quốc phòng, an ninh để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, làm cơ sở để xây dựng những chính sách cụ thể.

Theo đó, Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam đã đưa ra 07 chính sách của Nhà nước về biên phòng, trong đó cần lưu ý đến Khoản 5 với sự bổ sung chính sách đặc thù phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới. Ngoài ra, Luật cũng bổ sung Khoản 7 về “Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế” cho phù hợp với chính sách của Nhà nước về quốc phòng quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Quốc phòng.

Nhiệm vụ biên phòng và các vấn đề thực thi nhiệm vụ biên phòng

Về nhiệm vụ biên phòng và nguyên tắc thực thi: Hiện nay, hoạt động trên biên giới, khu vực biên giới, cửa khẩu có nhiều chủ thể thuộc nhiều bộ, ngành Trung ương như chính quyền địa phương, Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảng vụ, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm dịch, Kiểm ngư, Quản lý thị trường… tham gia vào xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới. Bởi nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này đang được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành nên Luật Biên phòng Việt Nam chỉ quy định các nhiệm vụ chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng mà không quy định cụ thể cho từng lực lượng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân này có nghĩa vụ thực thi nhiệm vụ biên phòng dựa trên những nguyên tắc sau:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia của các nước.

- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hệ thống chính trị, dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

- Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; kết hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại ở khu vực biên giới.

Về lực lượng và phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng: Điều 6 Luật Biên phòng Việt Nam quy định ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân, hoạt động ở khu vực biên giới, cửa khẩu còn có các cơ quan chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng này. Nhiệm vụ biên phòng là trách nhiệm chung của hệ thống chính trị và toàn xã hội, do đó điều khoản về lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng được xây dựng theo hướng quy định chung nhằm tạo cơ sở để quy định một số chế độ, chính sách cho từng lực lượng.

Luật Biên phòng Việt Nam cũng quy định về phạm vi, nguyên tắc và nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng. Theo đó, Chính phủ quy định chi tiết việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết việc phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các lực lượng khác thuộc Bộ Quốc phòng trong thực thi nhiệm vụ biên phòng. Quy định của Luật này chỉ mang tính nguyên tắc, còn việc xác định vai trò chủ trì căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan theo quy định của pháp luật; các nguyên tắc và nội dung phối hợp được áp dụng chung cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng. Quy định như vậy để các chủ thể chủ động, linh hoạt trong việc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Về việc tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng: Điều 7 Luật này đưa ra các quy định về trách nhiệm, chế độ và chính sách của cơ quan, tổ chức và công dân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng. Trong đó cần lưu ý đến quy định về trách nhiệm của công dân về biên phòng, cụ thể: “Công dân ở khu vực biên giới có trách nhiệm tham gia xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân và các phong trào bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu”. Khoản này được xây dựng trong Luật Biên phòng Việt Nam nhằm thể chế quan điểm “Nhân dân khu vực biên giới là chủ thể bảo vệ biên giới quốc gia” tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị và quy định rõ trách nhiệm của công dân đối với nhiệm vụ biên phòng, làm căn cứ để quy định chế độ, chính sách cho phù hợp.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng

Về vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng: Khoản 1 Điều 12 Luật này quy định “Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới”. Tuy Luật Quốc phòng cũng đã có quy định “Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân”, nhưng quy định này là cần thiết để thể hiện rõ tính chất đặc thù hoạt động của Bộ đội biên phòng trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phù hợp với cách thể hiện của Luật Dân quân tự vệ, Luật Cảnh sát biển Việt Nam…

Hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh Bộ đội biên phòng là một thể thống nhất, bao gồm Bộ đội biên phòng trên bộ, trên biển, trên không và trong lòng đất. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải liên hoàn, mang tính tổng thể, gắn liền giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Tại khu vực biên giới, có nhiều lực lượng làm nhiệm vụ, do đó, cần thiết phải quy định một lực lượng làm nhiệm vụ nòng cốt, chuyên trách, chủ trì đảm đương nhiệm vụ. Theo đó, Luật quy định Bộ đội biên phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên từng lĩnh vực, phạm vi ở địa bàn xã, phường, thị trấn tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển và cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý đã được xác định trong các điều ước quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam, không chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng khác hoạt động ở khu vực biên giới và cửa khẩu. Để tiếp tục phát huy cơ chế này, Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng tại Điều 10.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng: Căn cứ vào vị trí và chức năng của Bộ đội Biên phòng, Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam đặt ra 12 nhiệm vụ cho Bộ đội Biên phòng, vừa kế thừa Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, vừa bổ sung thêm một số quy định mới cho phù hợp với thực tiễn và để phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng với những lực lượng khác. Ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hoạt động của lực lượng Bộ đội Biên phòng có cả tính chất quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Vì vậy, khi thực hiện nhiệm vụ nói chung, nhiệm vụ chủ trì bảo đảm an ninh, trật tự theo chức năng, thẩm quyền nói riêng, lực lượng Bộ đội Biên phòng phải kết hợp chặt chẽ, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo đảm an ninh, trật với nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng.

Hình thức và biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới

Các hình thức quản lý, bảo vệ biên giới và thẩm quyền quyết định chuyển đổi các hình thức này được quy định tại Điều 19, bao gồm:

- Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp tình hình chủ quyền, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới ổn định;

- Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng khi có sự kiện quan trọng diễn ra; tình hình an ninh diễn biến bất ổn; xảy ra thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới; hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới; khi lực lượng bảo vệ biên giới nước có chung đường biên giới đề nghị. Tư lệnh Biên phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới từ thường xuyên lên tăng cường, đồng thời báo cáo Bộ Quốc phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

- Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh, thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng. Việc chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Luật chỉ quy định về trường hợp áp dụng hình thức quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên và tăng cường của bộ đội biên phòng, còn nội dung cụ thể về tổ chức thực hiện giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết là phù hợp với thẩm quyền, nhằm bảo đảm yếu tố bí mật về quân sự, tổ chức lực lượng, bảo đảm vũ khí và phương tiện của Bộ đội biên phòng....

Bảo đảm và chế độ, chính sách về biên phòng

Nội dung chương IV Luật Biên phòng Việt Nam tập trung vào các quy định bảo đảm các vấn đề về nguồn nhân lực, tài chính, tài sản để phục vụ các vấn đề về biên phòng và một số đối tượng ưu tiên, cụ thể như sau:

- Bảm đảm nguồn nhân lực: Nhà nước có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; ưu tiên cư dân ở khu vực biên giới. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng các kiến thức và nghiệp vụ cần thiết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Nhà nước cũng ưu tiên, khuyến khích người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới, người có tài năng phục vụ lâu dài trong Bộ đội Biên phòng.

- Bảo đảm nguồn lực tài chính: Nhà nước bảo đảm ngân sách và huy động các nguồn lực tài chính cho nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng.

- Bảo đảm tài sản: Nhà nước bảo đảm tài sản cho nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật; ưu tiên các cơ quan, đơn vị ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới.

Tùy theo tính chất công tác và địa bàn hoạt động, lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng ở khu vực biên giới và cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng

Chương V Luật Biên phòng Việt Nam quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đối với hoạt động thực thi nhiệm vụ biên phòng. Thông qua việc quy định cụ thể trách nhiệm riêng cho từng cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Luật này cũng chỉ rõ các cơ quan, tổ chức cần phối hợp chặt chẽ với nhau để phát huy sức mạnh tổng hợp “nền biên phòng toàn dân”, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.

Sự ra đời của Luật Biên phòng Việt Nam sẽ góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới; hoàn thiện cơ chế chính sách để xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, phù hợp với thực tiễn và phù hợp với pháp luật quốc tế./.

Nguồn: nif.mof.gov.vn
Cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá...

Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối
Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối

Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt sau thời gian dài không có mưa trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc,...

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới
Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới là một trong những nhiệm vụ được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024

Kết thúc Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Australia tại Melbourne, Australia, sau 03 ngày làm việc, ngày 06/3, lãnh đạo các nước...

Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới
Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới

Tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp biên giới - lãnh thổ, luôn là mầm mống gây ra các cuộc xung đột, thậm...

Tết nơi đảo xa
Tết nơi đảo xa

Không khí tết ngày càng ấm áp, người dân khắp nơi đang hoàn tất những công việc cuối cùng trong năm để về sum họp...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024

Ngày 12/01, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024

Ngày 06/01/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphando trao đổi về các vấn...

Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30 tháng 12 năm 2023 các Ngoại trưởng Asean đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy...

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Năm 2023, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị,...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 08-15/12/2023
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 08-15/12/2023

Từ ngày 12-13/12, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và có các cuộc...

Tổ chức Hàng hải Quốc tế kiên quyết ngăn chặn vận tải trái phép trên biển
Tổ chức Hàng hải Quốc tế kiên quyết ngăn chặn vận tải trái phép trên biển

Ngày 6/12, Cơ quan Vận tải Biển của Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết nhằm ngăn chặn các hoạt động vận tải biển...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01 – 07/12/2023
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01 – 07/12/2023

Ngày 01/12, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh COP28 tại UAE, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Chủ tịch Ủy...

Hiệu quả từ mô hình “Nông dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới”
Hiệu quả từ mô hình “Nông dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới”

Được thành lập từ năm 2018, đến nay, mô hình Câu lạc bộ “Nông dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 09/11 – 17/11/2023
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 09/11 – 17/11/2023

Ngày 17/11, tại thành phố San Francisco (Mỹ), nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC)...

Tin đọc nhiều
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Tuyên bố Báo chí chung Việt Nam-Philippines
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Tiếp tục củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục quản lý tốt biên giới trên đất liền, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Kinh tế biển xanh
Hiệp đồng trong quản lý bảo vệ biên giới tiếp giáp Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa
Thống nhất quản lý, khai thác hiệu quả các dự án lấn biển
Kiểm ngư đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Dấu ấn hợp tác Đắk Nông - Mondulkiri
Khánh thành thêm một Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia
Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Hoa Kỳ triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định
Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế
Nơi 'neo đậu' nghĩa tình quân-dân giữa biển khơi mênh mông
Quảng Trị ra quân khai thác vụ cá nam và khởi động mùa du lịch biển 2024