Phát triển kinh tế tuần hoàn vì một đại dương xanh

15/09/2021 17:32

Mặc dù các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã có những bước đi cụ thể trong việc đẩy lùi rác thải nhựa đại dương, nhưng thực tiễn cho thấy rác thải nhựa vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay. Để cải thiện tình trạng này, cần phải xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để gia tăng chuỗi giá trị của các sản phẩm nhựa, cũng như quản lý rác nhựa.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: moitruong.net.vn

Theo đánh giá của các chuyên gia, tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế và chuyển đổi mô hình tiêu dùng - sản xuất, lượng bao bì sử dụng một lần tăng lên nhanh chóng trên toàn thế giới. Xét đến khía cạnh môi trường, hệ thống quản lý rác thải ở phần lớn các quốc gia vẫn hoạt động thiếu hiệu quả trong các khâu thu gom, phân loại, tái chế, tái tạo năng lượng và xử lý rác thải bao bì. Những xu hướng này góp phần làm tăng đáng kể lượng rác thải biển - mối đe dọa đối với hệ sinh thái biển, ngành thủy sản và du lịch.

Khoảng 60 - 90% rác thải biển là nhựa, trong đó phần lớn là từ các sản phẩm nhựa và bao bì sử dụng một lần. Ước tính, mỗi năm, 5-13 triệu tấn rác thải trên toàn thế giới đổ ra đại dương.

Đông Á và Đông Nam Á là những khu vực điểm nóng về xả rác thải nhựa ra đại dương và có tác động tiềm ẩn đối với đa dạng sinh học. Đối với Việt Nam, theo đánh giá của thế giới, với tốc độ đẩy rác thải nhựa ra biển khoảng 1,8 triệu tấn/năm, Việt Nam là một trong 5 quốc gia xả rác hàng đầu ra biển.

Nếu không có biện pháp ngăn chặn trên quy mô quốc gia và quốc tế, đến năm 2050 theo ước tính của Liên hợp quốc, ngoài biển sẽ nhiều nhựa, sắt, thép và nguyên vật liệu xây dựng hơn cá.

Như vậy, có thể thấy ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đã trở thành vấn đề môi trường toàn cầu, được Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, nhà khoa học và người dân trên toàn thế giới hết sức quan tâm.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương, các nước trên thế giới đang nỗ lực xây dựng một thỏa thuận toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý để các quốc gia cùng chung sức chấm dứt ô nhiễm nhựa. Việt Nam là một thành viên tích cực thúc đẩy thỏa thuận đó, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Mới đây, tại hội thảo trực tuyến “Rác nhựa và Kinh tế tuần hoàn” do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI) tổ chức ngày 10/9, ông Nguyễn Quế Lâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, khẳng định quyết tâm, nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến giảm thiểu rác nhựa như thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó luật hóa các nội dung liên quan đến chất thải nhựa gồm quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa; Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và làm chậm nỗ lực giảm thiểu rác nhựa ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. “Chúng ta cần xem xét, vấn đề này trong các kế hoạch triển khai các hoạt động liên quan nhằm đảm bảo hiệu quả, đặc biệt kinh tế tuần hoàn gồm cách thức để gia tăng chuỗi giá trị của các sản phẩm nhựa, cũng như quản lý rác nhựa”, ông Lâm cho biết.

Theo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường nêu khái niệm về kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Đối với lộ trình kinh tế tuần hoàn trong ngành nhưa, cần xây dựng các mục tiêu, kết quả mong muốn và các bước chính hay các giai đoạn cần đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, việc thống nhất các đối tác tham gia trong chuỗi giá trị nhựa cùng phối hợp trong thiết kế, sử dụng và tái sử dụng nhựa. Từ đó, chúng ta mới có thể cùng giảm rác nhựa vào môi trường và tạo kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa. Lộ trình cũng cần xác định các cơ hội thông qua chuỗi cung cấp làm sao có thể giảm rác nhựa và chất liệu tạo ra nhựa được tái sử dụng, tái chế. Ngoài ra, cần phát triển công nghệ mới, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và ngành công nghiệp hỗ trợ trên cơ cở tiếp cận các mô hình kinh doanh kinh tế tuần hoàn.

Theo các chuyên gia, nhận thức được mức độ nghiêm trọng và hậu quả của ô nhiễm rác nhựa, nhiều chương trình tại các nước trong khu vực đã được triển khai để xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn hiệu quả như: Chương trình đối tác hành động quốc gia về rác nhựa (NPAP) đã phát động phong trào chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu; Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) phối hợp với VASI xây dựng và triển khai dự án “Thúc đẩy hành động giảm thiểu ô nhiễm nhựa từ nguồn ra biển tại châu Á - Thái Bình Dương” được thực hiện tại các cấp khu vực, quốc gia và địa phương tại phường, xã; Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) triển khai EPPIC tìm kiếm các sáng kiến trong cộng đồng các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Indonesia cũng đã xây dựng được một trình kinh tế tuần hoàn khả thi từ 2020 đến 2024 theo các năm từ phân tích tiềm năng kinh tế, môi trường, xã hội của kinh tế tuần hoàn, xây dựng kế hoạch hành động, thực hiện thí điểm, thiết lập mạng lưới đối tác và thực hiện toàn diện.

Để giảm thiểu rác thải nhựa đại dương và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn hiện nay, Việt Nam đã đề xuất lộ trình thực hiện một số giải pháp ưu tiên như: Xác định danh mục bao bì nhựa không cần thiết và có nguy cơ cao cùng với việc xây dựng kế hoạch tiêu hủy các thành phần này; Thể chế hóa trách nhiệm nhà sản xuất trong ngành bao bì nhựa để đầu tư vào hạ tầng tái chế; Cải tiến, khuyến khích việc thay đổi sử dụng từ khó thực hiện đến tuần hoàn rác nhựa; Tăng cung ứng số lượng và chất lượng phế thải nhựa có thể tái chế và một số vấn đề cần lưu tâm khác.

Các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù thế giới đã thu được một số kết quả cụ thể, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa đại dương thông qua những chuỗi hoạt động thiết thực như điều tra khảo sát, áp dụng công nghệ, những mô hình thu gom giảm thiểu ô nhiễm, sản phẩm tái chế có tính ứng dụng cao…

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, không làm ảnh hưởng đến môi trường và con người ở cấp quốc gia, khu vực, toàn cầu, cũng như sự chuyển dịch từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, cần có sự nỗ lực hơn nữa từ các bên liên quan. Đối phó với giảm thiểu ô nhiễm nhựa cần cách tiếp cận tổng thể và toàn diện. Các biện pháp áp dụng cần được dựa trên sự hiểu biết về các khía cạnh kinh tế-xã hội, động lực thúc đẩy, thay đổi hành vi. Các chuyên gia cũng khẳng định: Chúng ta cần sát cánh bên nhau mới thành công trong công tác bảo vệ đại dương xanh, sạch và đẹp./.

Nguồn: dangcongsan.vn
Cùng chuyên mục
Triển lãm di sản văn hóa biển, đảo
Triển lãm di sản văn hóa biển, đảo

Chiều 23/4, tại Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, huyện Lý Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Phát triển Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển, đảo hấp dẫn
Phát triển Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển, đảo hấp dẫn

Trải qua hàng triệu năm hoạt động kiến tạo địa chất tự nhiên, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ngày nay sở hữu nhiều...

Tăng cường hợp tác chống khai thác IUU hiệu quả
Tăng cường hợp tác chống khai thác IUU hiệu quả

Ngày 23/4, tại Đà Nẵng, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp...

Chung sức gỡ thẻ vàng EC
Chung sức gỡ thẻ vàng EC

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lình Huỳnh (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) chủ động phối hợp các lực lượng, chính quyền, đoàn...

Vì một Côn Đảo xanh, bền vững
Vì một Côn Đảo xanh, bền vững

Phát triển du lịch Côn Đảo theo hướng tăng trưởng xanh, hài hòa bảo vệ môi trường bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu....

Lao Bảo, một thời sôi động
Lao Bảo, một thời sôi động

Vào những năm 1990 trở về sau này, giữa bộn bề công việc hệ trọng cần sắp đặt, triển khai gấp rút và vận hành...

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá...

Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối
Những giọt nước nghĩa tình của bộ đội Hải quân với nhân dân Hòn Chuối

Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt sau thời gian dài không có mưa trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc,...

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới
Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới

Vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới là một trong những nhiệm vụ được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01-12/3/2024

Kết thúc Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Australia tại Melbourne, Australia, sau 03 ngày làm việc, ngày 06/3, lãnh đạo các nước...

Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới
Việt Nam chủ động và sáng tạo trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ biên giới

Tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp biên giới - lãnh thổ, luôn là mầm mống gây ra các cuộc xung đột, thậm...

Tết nơi đảo xa
Tết nơi đảo xa

Không khí tết ngày càng ấm áp, người dân khắp nơi đang hoàn tất những công việc cuối cùng trong năm để về sum họp...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 12-23/01/2024

Ngày 12/01, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt...

Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024

Ngày 06/01/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphando trao đổi về các vấn...

Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về duy trìvà thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30 tháng 12 năm 2023 các Ngoại trưởng Asean đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Thắp lên tình yêu biên cương Tổ quốc
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông