Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy

10/08/2016 00:00

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (nghĩa là sông Đằng từ xưa máu còn đỏ) là câu đối đáp của sứ thần nước ta Giang Văn Minh (1573-1638) đời vua Lê Thần Tông, khi ông đi sứ nhà Minh. Sứ thần Giang Văn Minh đã nhắc đến 2 lần quân thiên triều thua trận nhục nhã trên sông Bạch Đằng vào năm 938 (Ngô Quyền) và năm 1288 (Trần Hưng Đạo). Đó là những trận quyết chiến chiến lược, không những chấm dứt mưu đồ xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc, mà còn mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử đất nước. Trong đó, chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã khẳng định sự tồn tại vững chắc của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài và phát triển rực rỡ của đất nước trong gần 5 thế kỷ, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XV, qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê.

 

Minh họa: Minh Khuê

Ngô Quyền là người làng Đường Lâm, Phú Lộc, Châu Giao. (nay là làng Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội), ông là hào trưởng đất Đường Lâm thuộc dòng dõi quý tộc. Cha là Ngô Mân, Châu mục Châu Giao. Theo sử sách, khi sinh ra có khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú, từ nhỏ đã tỏ ra là người có chí lớn nên được đặt tên húy là Quyền, hàm ý nghĩa là người có quyền bính, làm chủ một phương. Ông được chủ tướng là Dương Diên Nghệ gả con gái yêu là Dương Thị Như Ngọc, sau đó ông cùng bố vợ đánh bại quân Nam Hán lần thứ nhất (930-931), rồi được ủy quyền trông coi vùng đất Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay).

Lịch sử còn ghi, năm 930, quân Nam Hán xâm chiếm nước ta đánh vào tận Châu Hoan, vượt dãy Hoành Sơn vào đánh phá Chăm Pa, đặt quyền cai trị và cắt đặt Thứ sử Giao Châu. Sau khi bị đánh đuổi về nước năm 931, triều đình Nam Hán vẫn không từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta. Lần này, chúng mượn cớ viện binh cho tên phản bội Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán phong cho con là Vạn Vương Hoàng Tháo làm Giao Vương, mang thủy binh sang đánh nước ta.

Được tin quân Nam Hán do Hoàng Tháo chỉ huy đang trên đường tiến sang đất Việt, Ngô Quyền đã sớm nghĩ  kế, bằng việc giữ vững sự ổn định bên trong để diệt giặc bên ngoài. Ông nhanh chóng đem quân hạ thành Đại La, giết tên bán nước Kiều Công Tiễn, lo trừ mối họa bên trong, ổn định tình hình đất nước; đồng thời tập trung gấp rút vào việc tổ chức chuẩn bị kháng chiến. Ông triệu tập các mưu sĩ để bàn kế sách đánh giặc, đây là trận quyết chiến chiến lược để tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược. Với mưu lược tài giỏi và tính toán chu đáo, ông bày sẵn thế trận chờ giặc.

Ông nói: "Nếu sai người đem cọc vạt nhọn đầu, bịt sắt rồi đóng ngầm dưới sông, bọn chúng theo nước triều lên vướng vào hàng cọc sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào chạy thoát". Trước hết, ông nắm chắc đường tiến quân của địch từ biển vào, huy động lực lượng quân và dân lập trận địa cọc ở những nơi hiểm yếu tại cửa sông Bạch Đằng làm trận địa ngầm. Tiếp đó, ông cho bố trí quân mai phục ở bên trong sẵn sàng chờ giặc đến để chiến đấu.

Khi quân địch ngấp nghé ngoài cửa sông, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu khích, dụ địch vào sâu thế trận bày sẵn lúc thủy triều đang lên, bọn giặc nghênh ngang lao tới. Khi thủy triều xuống, ông chỉ huy quân phản công quyết liệt, các cánh quân mai phục từ ven bờ xông ra, buộc quân địch phải rút chạy ra cửa biển, thuyền của chúng bị đâm vào cọc ngầm, quân giặc chết như ngả rạ, quân số bị thương vong quá nửa, Hoàng Tháo bị tử trận. Vua Nam Hán đem quân đi tiếp viện được nửa đường nghe tin con trai chết trận, quân thua tan tác, liền vội thu nhặt tàn binh rút vội về nước. Ý chí xâm lược nước ta một lần nữa đã bị đè bẹp.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ta, kết thúc 1.000 năm bị phương Bắc đô hộ, đem lại nền độc lập và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Chiến công của Ngô Quyền được coi là "Võ công cao cả vang dội đến ngàn thu" (Ngô Thời Sỹ - Việt sử thông giám cương mục tiền biên). Chiến thắng này còn thể hiện nghệ thuật quân sự tài tình của Ngô Quyền, đó là một trận thủy chiến bằng thế trận kết hợp trận địa cọc, lợi dụng nước thủy triều lên xuống; thể hiện việc đánh giá đúng địch, phán đoán tài tình, bày binh bố trận, dùng mưu nghi binh và  tài trực tiếp chỉ huy trận đánh của ông. Ngô Quyền đã dùng "quân mới hợp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoàng Tháo, mở nước, xưng Vương, làm cho người phương Bắc không dám sang lại nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi và đánh cũng giỏi vậy!" - Sử gia Lê Văn Hưu viết.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền chăm lo xây dựng đất nước. Mùa xuân năm 939, ông quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, tự xưng Vương, lấy Cổ Loa, kinh đô cũ của Âu Lạc-An Dương Vương làm kinh đô của nước ta. Đây là một việc làm có ý nghĩa nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc; biểu thị ý chí quyết giữ vững nền độc lập vừa mới giành được, sau hơn 10 thế kỷ đấu tranh bền bỉ chống xâm lược và sự đô hộ của phong kiến phương Bắc. Ngô Quyền mất năm 45 tuổi, trị vì đất nước được 5 năm.

Nguồn: bienphong.com.vn
Cùng chuyên mục
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền

Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực...

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam

Không chỉ nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh để bảo...

Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương
Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương

Nước Việt Nam sở hữu cả chiều dài phần phía Đông đất liền là biển cả. Người Việt đã làm chủ và khai thác Biển...

Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay
Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay

Ở Thừa Thiên Huế có một đồn Biên phòng “độc nhất vô nhị” được xây dựng cách đây 206 năm và tới giờ này vẫn...

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ
Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái...

Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ
Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ...

Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam
Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam

Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngôi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi.

Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn
Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn

Minh Mạng là Hoàng đế của Vương triều Nguyễn có công đầu mở mang bờ cõi nước Việt.

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải
Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động.

Những điều ít biết về Lũy Thầy
Những điều ít biết về Lũy Thầy

Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy khá lợi hại. Dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy.

Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn
Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn

Vùng biển Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng trên vùng biển Đông...

Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?
Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?

Ngày nay ai cũng biết Sơn Trà là “con mắt Đông Dương”, “khu xung yếu”. Trước đây, vào thời nhà Nguyễn, việc quản lý Sơn...

Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm
Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm

Trần Khánh Dư là một danh tướng đời nhà Trần, triều đại tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 tại Việt Nam. Ông không...

Thân Công Tài -
Thân Công Tài - "Lưỡng quốc khách nhân" trên biên giới Việt - Trung

Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh...

Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo
Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo

Biển, đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhất là chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông,...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44-45
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Ninh Thuận đẩy mạnh kinh tế biển
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Tô đậm tình đoàn kết hữu nghị Quảng Bình-Khăm Muồn
Hội đàm phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc gặp Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tăng cường nhận thức về các vấn đề biên giới lãnh thổ cho sinh viên đại học
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Đại tướng Phan Văn Giang hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia
“Chìa khóa” cho phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương