Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam

23/04/2018 19:53

Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngôi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi. Không chỉ là nơi bảo tồn các hoạt động văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng như các lễ hội truyền thống của người dân trên đảo Lý Sơn, đây còn là nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam.

 

Đình làng An Vĩnh - Nơi bảo tồn các hoạt động văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Đình Làng An Vĩnh được xây dựng từ thế kỷ 18, trải qua biết bao chiến tranh và thiên tai đến nay đình làng này đã được Nhà nước đầu tư trùng tu, tôn tạo phục hồi nguyên trạng. Đây cũng là di tích có giá trị lịch sử to lớn, chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với  2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chính quyền, người dân và đặc biệt là các thế hệ của 13 dòng họ trên huyện đảo Lý Sơn đã hết lòng gìn giữ, bảo vệ ngôi đình. Đây cũng là nơi được 13 dòng họ trên huyện đảo Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào nhằm ngày 16/3 âm lịch hàng năm.

Theo những tài liệu lịch sử, cách đây khoảng 3 đến 4 thế kỷ trước, các chúa Nguyễn đã bắt đầu ý thức đến nguồn tài nguyên vô tận, cũng như sớm xác lập chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển Đông của Tổ quốc. Theo đó, hàng năm có 70 binh phu đã từ mảnh đất Lý Sơn, chủ yếu là người ở An Vĩnh vâng lệnh Vua ban giong thuyền ra tận Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Mỗi lần ra đi, dân làng lại tổ chức Lễ khao lề thế lính và tế lính Hoàng Sa. Từ đó, nghi lễ này đã sống cùng cộng đồng dân cư Lý Sơn như niềm tự hào của người dân đất đảo. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là dịp để tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân - những người đã giong thuyền ra Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc từ hàng trăm năm trước. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một trong những minh chứng rõ ràng khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông.

 

Đình làng An Vĩnh được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao Bằng di tích Quốc gia và Bằng công nhận lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là di sản phi vật thể cho huyện đảo Lý Sơn

Đi qua thời gian, cư dân ở Lý Sơn đang tiếp tục gìn giữ và phát huy những giá trị của Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa lịch sử và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Đình làng An Vĩnh là nơi bảo tồn các hoạt động văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng như các lễ hội truyền thống của người dân trên đảo Lý Sơn.

Đình làng An Vĩnh đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao Bằng di tích Quốc gia và Bằng công nhận lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là di sản phi vật thể cho huyện đảo Lý Sơn. Điều đó đã trở thành niềm tự hào đối với người dân, người con đất đảo.

Hiện nay, trên đảo Lý Sơn có khá nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn nhưng khi tới đây du khách không thể bỏ qua điểm đến hấp dẫn như Đình làng An Vĩnh. Đình làng An Vĩnh tọa lạc ngay cảng biển Lý Sơn, nằm cách đất liền khoảng 15 hải lý (khoảng gần 30 km). Mặt tiền của đình làng An Vĩnh hướng về đất liền. Khuôn viên của đình rộng khoảng 2.000 m2, trong đó, khoảng 1.000 m2 là sân đình.

 

Kiến trúc Đình làng An Vĩnh theo kiểu tứ linh, ngũ phúc thể hiện quan niệm âm dương, cầu mong mọi sự được bình an cho dân làng

Kiến trúc đình làng An Vĩnh có kết cấu hình chữ Tam, gồm đình hạ, đình trung và đình thượng. Các đình này liên kết với nhau bằng hệ thống máng xối dài, mang đậm nét phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Mô thức tổng thể trang trí nóc đình, mái đình, trong đình và ngoài đình theo kiểu tứ linh, ngũ phúc thể hiện quan niệm âm dương, cầu mong mọi sự được bình an cho dân làng.

Trong đình có bàn thờ cúng tổ tiên, dòng họ: Nguyễn, Lê, Đặng, Võ Văn, Võ Xuân, Phạm Quang, Phạm Văn... Các vị tiên hiền này đã có công mở cõi, lập đình, cắm mốc và dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo Lý Sơn, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Ông Trần Văn Đến, 76 tuổi là người thủ đền An Vĩnh cho biết vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm ở Đình làng An Vĩnh sẽ diễn ra lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - Trường Sa

Ông Trần Văn Đến, 76 tuổi là người thủ đền An Vĩnh cho chúng tôi biết, Đình làng An Vĩnh là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các hoạt động văn hóa, dân gian, hội hè và tâm linh của 13 dòng họ trên đảo Lý Sơn. Một trong những lễ hội quan trọng đặc biệt nhất là lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - Trường Sa vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này tri ân những hùng binh đã vâng mệnh triều đình vượt muôn sóng cả ra biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Hiện nay, cứ vào tháng 3 âm lịch hàng năm, tại đình làng An Vĩnh, nhân dân trong vùng lại nô nức tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh như: Lễ tế Xuân Thu nhị kỳ vào các ngày 20/2 và 20/8 (âm lịch); Lễ giỗ lục tộc tiền hiền vào ngày 16/7 (âm lịch); lễ Khao tế cầu siêu vong hồn lính Hoàng Sa vào ngày 16/3 (âm lịch). Ngoài ra, đây còn là nơi diễn ra lễ hoa đăng, lễ nhật yết, lễ đua thuyền tứ linh, các hội hè dân gian…

Đình làng An Vĩnh ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch mọi miền cả nước đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đây không chỉ là nơi hun đúc tinh thần, tín ngưỡng cho người dân trên đảo Lý Sơn, mà còn là một di tích lịch sử có giá trị trong việc minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam./.

Nguồn: dangcongsan.vn
Cùng chuyên mục
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền

Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực...

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam

Không chỉ nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh để bảo...

Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương
Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương

Nước Việt Nam sở hữu cả chiều dài phần phía Đông đất liền là biển cả. Người Việt đã làm chủ và khai thác Biển...

Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay
Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay

Ở Thừa Thiên Huế có một đồn Biên phòng “độc nhất vô nhị” được xây dựng cách đây 206 năm và tới giờ này vẫn...

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ
Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái...

Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ
Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ...

Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn
Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn

Minh Mạng là Hoàng đế của Vương triều Nguyễn có công đầu mở mang bờ cõi nước Việt.

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải
Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động.

Những điều ít biết về Lũy Thầy
Những điều ít biết về Lũy Thầy

Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy khá lợi hại. Dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy.

Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn
Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn

Vùng biển Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng trên vùng biển Đông...

Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?
Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?

Ngày nay ai cũng biết Sơn Trà là “con mắt Đông Dương”, “khu xung yếu”. Trước đây, vào thời nhà Nguyễn, việc quản lý Sơn...

Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (nghĩa là sông Đằng từ xưa máu còn đỏ) là câu đối đáp của sứ thần nước ta...

Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm
Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm

Trần Khánh Dư là một danh tướng đời nhà Trần, triều đại tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 tại Việt Nam. Ông không...

Thân Công Tài -
Thân Công Tài - "Lưỡng quốc khách nhân" trên biên giới Việt - Trung

Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh...

Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo
Triều Nguyễn xác lập và khẳng định chủ quyền của nước ta đối với biển, đảo

Biển, đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhất là chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông,...

Tin đọc nhiều
Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam sang làm việc tại Trung tâm chia sẻ thông tin an ninh hàng hải (IFC), Hải quân Singapore
Kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định
Triển lãm ‘Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng’
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về biên giới, biển đảo
Khởi công đóng mới tàu tuần tra cao tốc TT-400 của Cảnh sát biển Việt Nam
Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ luyện tập ứng phó sự cố khẩn cấp
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Móng Cái tăng hơn 58%
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN
Củng cố niềm tin và động lực cho hợp tác ASEAN-Trung Quốc
Xin ý kiến Ban Bí thư về Đề án xây dựng cơ chế, chính sách Khu kinh tế Vân Đồn
Tuyên bố chung Việt Nam – Indonesia về việc tăng cường quan hệ song phương
Khai mạc triển lãm ‘Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng’
Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam-Nam Phi lần thứ 3
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia
Các địa phương quản lý, kiểm soát chặt hoạt động tàu cá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ăn sáng làm việc với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Tuần tra ở Trà Cổ - nơi địa đầu Tổ quốc
Mô hình kết nghĩa tăng cường đoàn kết, hợp tác biên giới Việt Nam-Trung Quốc
Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU
Việt Nam-Campuchia nâng tầm hợp tác phòng, chống tội phạm
Phát động Cuộc thi và Triển lãm ảnh
Tuần tra song phương bảo vệ biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Thông thương qua cửa khẩu phụ: Cơ hội mới cho vùng biên Nghệ An
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm làm việc tại Kenya
Đại tướng Phan Văn Giang gặp song phương Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia
Việt Nam lưu chiểu tại Liên hợp quốc hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ
Tuổi trẻ Việt Nam hướng về biên giới
Thanh niên biên phòng chung sức đưa con chữ đến với trẻ vùng cao
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa
Tỉnh Đắk Lắk ký thoả thuận hợp tác với chính quyền tỉnh Attapeu, Lào