15/03/2019 17:33
Ở Thừa Thiên Huế có một đồn Biên phòng “độc nhất vô nhị” được xây dựng cách đây 206 năm và tới giờ này vẫn sừng sững bóng lính Biên phòng trực gác. Đó là trấn Hải Thành của triều đình nhà Nguyễn xây dựng bên cửa Eo. Trấn Hải Thành được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 871-QĐ/BVHTT, ngày 12/5/1997).
Một chiến sĩ đứng gác trước cổng trấn Hải Thành. Ảnh: Lê Văn Chương
Buổi sáng sớm, những tia nắng đầu tiên rải trên bức tường thành Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An, BĐBP Thừa Thiên Huế. Ánh nắng trộn lẫn mờ sương càng làm nổi bật vẻ cổ kính, trăm năm từ những viên gạch đỏ rêu phong xếp tầng tầng lớp lớp trên bức tường thành ôm đồn lũy có chu vi 5.000m. Trước đây, ngay ở cổng và trên tường thành có 99 ụ súng. Trên tường thành là quân lính triều đình với áo vải, cờ xí bay phần phật. Còn giờ đây những người lính Biên phòng thay nhau gác trước cổng hình vòm.
Đồn BPCK cảng Thuận An từ sau năm 1975 đến nay vẫn đang nằm trong khuôn viên của trấn Hải Thành của triều đình nhà Nguyễn. Những người lính Biên phòng đứng gác đúng vị trí mà lính gác của triều đình nhà Nguyễn từng cầm giáo, mang gươm trấn thủ. Nếu nhìn lại xuyên suốt quá trình từ lúc ra đời của thành lũy này cho đến nay thì thấy có khá nhiều điều độc đáo.
Năm 1813, năm triều đình nhà Nguyễn nối tiếp mở kỳ thi Hương và thi Hội, vua Gia Long, một vị vua rất giỏi về hàng hải và thủy chiến trên biển, bên cạnh việc tổ chức đóng thuyền tuần tra, luyện tập thủy binh đã ra lệnh xây dựng bên cạnh cửa Eo (nay là cửa Thuận An) một thành lũy để trấn thủ ở phía Đông kinh thành Huế.
Quan trấn thủ nơi đây thực hiện chức năng quản lý hành chính của triều đình là kiểm tra, kiểm soát tàu thuyền trong và ngoài nước qua lại, thả neo buôn bán giao thương, dâng thư, chống cướp biển vào nội địa. Tên thành lúc đó là trấn Hải Đài (đến năm 1934 được đổi tên là trấn Hải Thành cho đến nay).
Trấn Hải Thành được xây dựng theo kiểu Vauban của Pháp. Đây là tên của một vị lãnh chúa xứ Vauban, thống chế người Pháp, cố vấn cho vua Louis XIV. Kiểu Vauban có thể hình dung giống như một ngôi sao nhiều cánh, đồ hình khá phức tạp. Những thành lũy kiên cố được xây dựng bố trí nhiều lớp hào hình dích dắc để tránh đạn trực tiếp, mỗi hào có thể tiện lợi việc đưa bộ binh đến hết chiều ngang của phần thành nhô ra. Hào ngoài cùng nằm ngoài tầm bắn của quân trong thành và chịu được một cuộc tấn công bọc hậu; hào trong cùng nằm ngay dưới chân dốc chân thành; bố trí các vị trí bảo vệ nằm ở hai bên đầu hào...
Trấn Hải Thành được xây dựng có kết cấu không quá phức tạp như thành lũy ở Pháp. Các đài, vọng gác, mặt tường lính có thể đi lại như một con đường nhỏ, thành xây bằng chất liệu gạch, cao 4,4m. Thành có hai cửa hình vòm: Cửa chính mặt trước, nhìn về hướng Nam, cao 2,6m, rộng 2,16m và cửa phụ ở mặt sau thành như một lối thoát hiểm. Quanh chân thành là hệ thống hào rộng 9,04m, sâu 2,4m.
Dưới thời vua Gia Long, lực lượng quân sự, trong đó, lính thủy khá hùng hậu. Triều đình nhà Nguyễn cho tuyển mộ các cư dân sống ở các địa phương ven biển về doanh Quảng Đức và doanh Quảng Nam để thành lập 6 vệ thủy quân đóng tại kinh thành. Tất cả các cửa biển đều có một cơ lính thủy và đặt súng để phòng thủ và trông giữ quan sát việc đi lại của tàu nước ngoài, chống cướp biển, đóng các loại thuyền bọc đồng để tuần tra trên biển.
Hải đăng cổ nhất ở Việt Nam được báo chí đề cập là hải đăng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận, được người Pháp xây dựng từ năm 1897. Nhưng hải đăng ở trấn Hải Thành còn ra đời trước đó. Theo tư liệu của Trung tâm di sản Huế, từ năm 1840, vua Minh Mạng đã ra lệnh treo đèn lồng làm hải đăng ở lầu Quan Hải để định hướng cho tàu thuyền qua lại. Chiếc đèn lồng có chu vi 7-8 thước, trong bồi giấy trắng, ngoài bồi bằng lụa mỏng, đèn treo trên chòi cao cột cờ và được thắp sáng hằng đêm.
Trong suốt thời gian tồn tại, triều đình nhà Nguyễn đã liên tục tu bổ để chống thành xuống cấp như tổ chức trồng hàng nghìn cây dừa, đắp đất chống sạt lở, đặt ống kính thiên lý để quan sát mặt biển... Năm 1904 xảy ra một trận bão lớn, cát vùi lấp cửa biển Thuận An gần trấn Hải Thành và nơi đây được đổi tên là cửa Lấp. Nhưng vị trí quan trọng của trấn Hải Thành thì vẫn không thay đổi nhiều.
Năm 1883, Pháp đưa 8 tàu chiến với 800 quân do tướng Pháp là Courbet chỉ huy, tấn công vào kinh thành Huế. Quân triều đình kháng cự rất quyết liệt, nhưng trước sức mạnh của quân Pháp kinh thành phải thất thủ vào chiều 20-3-1883. Các quan đồn trú Thuận An là Lê Sỹ, Lê Chuẩn đều tử trận, Lâm Hoàng và Nguyễn Trung đã tự vẫn. Trấn Hải Thành từ đó trở thành một đồn gác cửa biển của lính Pháp. Sau khi Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ, lính Pháp tại trấn Hải Thành cũng bị quân ta đánh úp.
Từ sau năm 1975 đến nay, trấn Hải Thành tạm trở thành nơi đóng quân của Đồn BPCK cảng Thuận An. Khuôn viên trong đồn ngoài 2 dãy nhà chính và khu vườn tăng gia, chăn nuôi thì hầu như không xây dựng gì thêm để khỏi phá vỡ cảnh quan và làm ảnh hưởng tới di tích.
Hơn 206 năm trôi qua, bức tường thành vẫn sừng sững vững chắc. Cổng thành, nơi chiến sĩ Biên phòng trực gác có ghi hàng chữ nho “trấn Hải Thành”. Tường tại khu vực cổng được xây dựng rất dày, hai bên đều có bậc thang để đi lên nóc cổng và quan sát toàn cảnh.
Trong không gian tĩnh lặng ở phía sau thành, các chiến sĩ Biên phòng đưa tôi đến thăm một chiếc am nhỏ hằng ngày khói hương để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh trong cuộc kháng Pháp vào năm 1883.
Thiếu tướng Trần Đình Dũng, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP thời còn là cán bộ Đồn BPCK cảng Thuận An đã lập miếu, khi phát hiện gần đó có một tấm bia vỡ có khắc tên vị tướng triều đình nhà Nguyễn đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Pháp. Mỗi khi có dịp trở lại, ông đều đến kính cẩn thắp hương cho bậc tiền nhân đã để lại tiếng thơm cho đất nước.
Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực...
28/04/2020 14:56
Không chỉ nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh để bảo...
07/04/2020 11:26
Nước Việt Nam sở hữu cả chiều dài phần phía Đông đất liền là biển cả. Người Việt đã làm chủ và khai thác Biển...
25/02/2020 10:48
Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái...
25/12/2018 09:04
Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ...
06/08/2018 08:37
Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngôi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi.
23/04/2018 19:53
Minh Mạng là Hoàng đế của Vương triều Nguyễn có công đầu mở mang bờ cõi nước Việt.
18/04/2018 19:51
Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động.
04/04/2018 18:42
Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy khá lợi hại. Dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy.
27/10/2017 20:03
Vùng biển Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng trên vùng biển Đông...
21/06/2017 16:13
Ngày nay ai cũng biết Sơn Trà là “con mắt Đông Dương”, “khu xung yếu”. Trước đây, vào thời nhà Nguyễn, việc quản lý Sơn...
31/05/2017 18:20
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (nghĩa là sông Đằng từ xưa máu còn đỏ) là câu đối đáp của sứ thần nước ta...
10/08/2016 00:00
Trần Khánh Dư là một danh tướng đời nhà Trần, triều đại tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 tại Việt Nam. Ông không...
28/06/2016 16:45
Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh...
15/06/2016 16:16
Biển, đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhất là chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông,...
13/06/2016 18:11