Phối hợp lãnh đạo bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

20/07/2020 12:19

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc...; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội”.

Đảng nhất quán chủ trương, giải pháp hàng đầu là dựa vào dân, huy động sức dân để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh biên giới (ANBG) quốc gia, xây dựng biên giới hữu nghị. Chính vì vậy, việc quan tâm, chăm lo phát triển kinh tế-xã hội khu vực biên giới (KVBG), nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống đồng bào các dân tộc vùng biên là ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước, quân đội, các cấp ủy, chính quyền ở Gia Lai, trong đó có lực lượng biên phòng.

Quán triệt sâu sắc chủ trương của Trung ương, Quân ủy Trung ương, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai và cấp ủy, chính quyền các cấp, thời gian qua, chủ quyền lãnh thổ, ANBG của tỉnh Gia Lai luôn được giữ vững; thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ở KVBG được củng cố vững chắc. Song tình hình KVBG tỉnh Gia Lai vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Bọn phản động Fulro lưu vong, “Tin lành Đê Ga” không ngừng liên lạc, móc nối với đối tượng phản động bên trong tuyên truyền phát triển lực lượng, chờ thời cơ biểu tình, bạo loạn, thành lập “Nhà nước Đê Ga” và gây chia rẽ quan hệ Việt Nam-Campuchia.

Là địa phương có 90km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia, KVBG gồm 7 xã thuộc 3 huyện: Ia Grai, Đức Cơ và Chư Prông; với 20 dân tộc anh em sinh sống, trình độ dân trí thấp; 100% sản xuất nông nghiệp với phương thức canh tác lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 7,3%, đời sống còn rất nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng ủy BĐBP tỉnh Gia Lai đã tập trung sức lãnh đạo, quyết tâm cao nhất bằng nội lực và phát huy các nguồn lực chăm lo chất lượng cuộc sống, nâng cao nhận thức và thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho đồng bào các dân tộc vùng biên.

Bài học thành công trong bảo vệ chủ quyền, ANBG nhiệm kỳ qua cho thấy các nhân tố quan trọng, chi phối quyết định là: Hiệu ứng của các dự án phát triển kinh tế-xã hội gắn với quốc phòng, an ninh và các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đã góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nâng cao trình độ nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân ở KVBG. Cùng với đó là sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả của các cấp ủy BĐBP với cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo bảo vệ chủ quyền, ANBG, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Các cấp ủy, chỉ huy BĐBP tỉnh luôn chủ động phối hợp với địa phương nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình một cách toàn diện, chính xác. Kịp thời tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai, Đảng ủy, Bộ tư lệnh BĐBP những chủ trương, giải pháp, đối sách về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới và xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh. Phong trào “Quần chúng bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn, làng” phát triển rộng khắp, có chiều sâu và nền nếp. Xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ và không để các thế lực phản động, thù địch xuyên tạc, chống phá...

Để bảo vệ biên giới từ sớm, từ xa, Đảng ủy BĐBP tỉnh Gia Lai đã lãnh đạo tăng cường công tác đối ngoại biên phòng, triển khai có nền nếp các hoạt động hội đàm thường niên, thăm hỏi, tiếp xúc, làm việc, hỗ trợ chính quyền, lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân nước bạn Campuchia. Phối hợp với bạn giải quyết hiệu quả các vụ việc xảy ra, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động, xuyên tạc, chống phá, chia rẽ hai bên biên giới. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác đối ngoại, ngoại giao nhân dân, kết nghĩa thôn, làng hai bên biên giới. Đến nay đã có 5 cặp thôn, làng hai bên biên giới kết nghĩa với nhau, góp phần thắt chặt mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Campuchia.  

Thời gian tới, những yếu tố tiềm ẩn gây mất ổn định ở KVBG tỉnh Gia Lai vẫn còn và diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiệm vụ xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, bảo vệ chủ quyền, ANBG đặt ra yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi Đảng bộ BĐBP tỉnh Gia Lai phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng, xây dựng BĐBP tỉnh vững mạnh toàn diện. Nhất là năng lực tham mưu, phối hợp lãnh đạo, xử lý các vấn đề thực tiễn nảy sinh; tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở KVBG. Ưu tiên lựa chọn những mô hình, cách làm phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ của BĐBP. Tuyệt đối không chủ quan, bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, đấu tranh vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và trấn áp, triệt phá các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển./.

Nguồn: qdnd.vn
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev
Điều phối viên Chương trình toàn cầu về phòng chống tội phạm trên biển của Liên hợp quốc chào xã giao Cảnh sát biển Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Kazakhstan
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển Tomas Heidar
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
UNCLOS góp phần củng cố ổn định của trật tự pháp lý trên biển
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên bang Nga thăm Đà Nẵng
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim